6 nguyên tắc an toàn khi lắp đặt, sử dụng máy nén khí cần nhớ

14 Tháng Ba, 2019
Sử dụng máy nén khí không dầu trong thực phẩm ra sao

Máy nén khí là thiết bị máy móc do phải vận hành trong môi trường có áp suất khí lớn, vì thế nếu không tuân thủ đúng các quy tắc an toàn khi sử dụng thì sẽ rất dễ xảy ra các tai nạn nguy hiểm mà chúng ta không thể lường trước được. Vậy làm thế nào để sử dụng máy bơm khí nén vừa mang lại hiệu quả cao lại vừa không gây nguy hiểm cho chính người dùng cũng như mọi người xung quanh. Hãy cùng tham khảo 6 nguyên tắc an toàn khi lắp đặt, sử dụng máy nén khí cần nhớ dưới đây.

Lắp đặt máy nén khí đúng quy cách

Quy trình lắp đặt máy nén khí

  1. Vị trí lắp đặt máy nén

Khi lắp đặt máy nén, bạn cần chọn nơi khô ráo, sạch sẽ với nền xưởng có cấu trúc bền vững, bằng phẳng; đồng thời, nhiệt độ môi trường xung quanh đạt mức lớn nhất mà động cơ và máy nén có thể vận hành là không quá 40 độ C. Vì vậy, nhiệt độ phòng đặt máy càng thoáng mát càng tốt nhưng độ ẩm không được quá cao.

  1. Lắp đặt động cơ

Nguyên tắc khi lắp đặt động cơ máy nén là bạn cần kiểm tra nguồn điện cung cấp trước như: số pha, điện áp và tần số được hiển thị trên nhãn động cơ từ nhà sản xuất. Sau đó, bạn cần bố trí dây đai thẳng hàng, vuông góc với động cơ và độ căng của dây không nên quá căng, bạn cần lắp sao cho khi dùng một lực 3~4.5kg ở giữa dây đai thì đạt được độ võng vào khoảng cách 10-13mm là được.

  1. Nguyên tắc an toàn với dây điện

Khi lựa chọn dây điện để lắp nối cho máy bơm khí nén công nghiệp vận hành, bạn cần dùng dây điện có tiết diện vừa đủ để đảm bảo cho việc tải dòng của động cơ mà không có sự hao tổn về điện áp quá lớn. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý thêm:

– Khi lắp điện không được bỏ qua sử dụng rơ le bảo vệ dòng quá tải của động cơ.

– Nếu thiết bị của bạn lắp đặt trên mạng điện 3 pha thì cần phải dùng áp tô mát riêng.

– Không nên cho máy nén vận hành quá tải số điện

– Sau mỗi lần kết thúc phiên làm việc nên ngắt công tắc nguồn điện để tránh máy có thể tự khởi động ngoài ý muốn.

– Khi neo móc thiết bị để di chuyển, bạn cần tránh không dẫn dây căng qua các đường ống, dây điện và bình chứa.

  1. Quy trình khởi động máy nén khí an toàn

Hầu hết các loại máy nén trục vít hay piston hiện nay đều được trang bị hệ thống đóng ngắt tự động (với rơ le áp lực không tải), nó sẽ tự động không tải khi khởi động và sẽ tự động tải sau khi đạt đến tốc độ. Một số loại máy nén khác còn được trang bị bộ điều khiển tốc độ không đổi, do đó để khởi động không tải, máy nén phải được hoạt động bằng tay sau khi đạt được tốc độ làm việc. Tất nhiên, chức năng tự động duy trì áp suất hoạt động cho đến khi máy ngưng làm việc.

Để khởi động máy nén đúng quy trình an toàn, bạn thực hiện như sau: đóng công tắc và bắt đầu khởi động máy, quan sát chiều quay của Puly, chiều quay này ngược theo chiều kim đồng hồ khi ta quan sát từ phía bên cạnh của bánh đà máy nén đối với tất cả các loại máy. Đối với máy một pha, chiều quay chỉ dẫn trên nhãn động cơ và được quy định tại nơi sản xuất, còn với loại máy ba pha, nếu chiều quay không đúng bạn cần dừng máy và thay đổi hai trong ba dây pha của động cơ, khi đó chiều quay của động cơ sẽ đảo lại.

  1. Điều chỉnh áp suất:

Thông thường hệ thống điều khiển áp lực đều được cài đặt sẵn với áp suất không tải là 7kg/cm2 và áp suất tải là 5kg/cm2. Do đó, nếu bạn muốn thay đổi áp suất thì cần thực hiện đúng theo quy trình điều chỉnh dưới đây.

– Để điều chỉnh áp suất không tải:

+ Nới lỏng đai ốc khoá trên

+ Vặn bu lông điều chỉnh áp suất không tải theo cùng chiều kim đồng hồ để tăng áp suất không tải và ngược lại để giảm áp suất không tải.

+ Siết đai ốc khoá trên.

– Để điều chính áp suất tải:

+ Nới lỏng đai ốc khoá dưới

+ Vặn đai ốc điều chỉnh chênh lệch áp suất theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất, ngược chiều kim đồng hồ để tăng áp suất.

+ Siết đai ốc khoá dưới.

– Điều chỉnh rơ le áp suất:

+ Vặn vít điều chỉnh áp suất không tải theo cùng chiều kim đồng hồ để tăng áp suất không tải và ngược lại để giảm áp suất không tải.

+ Vặn vít điều chỉnh chênh lệch áp suất theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất và ngược chiều kim đồng hồ để tăng áp suất.

>>> Xem thêm: Những model máy nén khí dùng phổ biến trong công nghiệp

  1. Bảo trì bảo dưỡng máy bơm khí nén đúng theo định kỳ

Trong quá trình sử dụng máy nén, người dùng cần lên một kế hoạch bảo trì máy cụ thể để kịp thời phát hiện các dấu hiệu hư hỏng và giúp kéo dài tuổi thọ cũng như đảm bảo an toàn nhất trong suất quá trình sử dụng máy như:

– Bảo trì máy theo hàng ngày: kiểm tra và duy trì mức dầu nằm giữa kính thăm dầu, cứ 4 – 8 tiếng làm việc lại xả bình chứa khí (tùy vào độ ẩm không khí trong môi trường làm việc) và kiểm tra chấn động, tiếng ồn bất thường.

– Bảo dưỡng hàng tuần: với các công việc như làm sạch bộ lọc khí và các linh phụ kiện máy nén khí để tránh bám bẩn, gây nhiệt độ cao và bạn cần kiểm tra thêm hoạt động của van an toàn bằng cách kéo cần hay vòng.

– Bảo dưỡng hàng tháng: với công việc kiểm tra như: rò rỉ của hệ thống, mức dầu nếu cần thiết phải thay mới, kiểm tra độ căng dây đai và điều chỉnh nếu cần thiết.

– Bảo dưỡng máy nén theo quỹ: đây cũng là công việc bảo dưỡng quan trọng diễn ra hàng năm với các hạng mục như thay dầu máy mới, kiểm tra các van, làm sạch muội than ở các van và đầu máy, kiểm tra chế độ không tải của máy và kiểm tra, siết chặt tất cả đai ốc, bu lông,…nếu cần.

>> Quy trình bảo dưỡng máy nén khí tiêu chuẩn

Trên đây là 6 nguyên tắc an toàn khi lắp đặt và sử dụng máy nén khí mà mỗi người dùng cần biết cũng như tuân thủ đầy đủ để giúp giảm thiểu tối đa các sự cố gây nguy hiểm trong suốt quá trình vận hành. Vì thế, bạn đừng quên chia sẻ để bạn bè và mọi người xung quanh cùng biết đến nhé!