Được ngợi ca với những sự kiện lịch sử hào hùng, các triều đại phong kiến lịch sử Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm lớn từ các độc giả. Chi tiết theo dõi bản tóm lược dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Hiểu rõ về các triều đại phong kiến Việt Nam
Việt Nam chúng ta có những triều đại nào trong thời kỳ phong kiến? Các triều đại kéo dài trong bao nhiêu năm, có những điểm đặc biệt gì?
Triều đại Ngô: (939 – 965)
Triều Ngô là 1 trong những triều đại nổi tiếng của sử Việt với chiến thắng quân Nam Hán. Sau hơn 28 năm trị vì từ năm 939 – 965, nhà Ngô bị đánh bại ở thời Ngô Xương Xí. Thời điểm đó, đất nước bị chia cắt thành 12 sứ quân.
Từ thời điểm Dương Tam Kha cướp ngôi năm 944, tuy nhiên không nhận được sự thuần phục của các nơi nên thường xuyên xảy ra các cuộc chiến đánh lẫn nhau. Tình trạng này kéo dài hơn 20 năm và chỉ kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, mở ra nhà nước mới – Đại Cồ Việt.
Triều Đinh: (968 – 980)
Triều Đinh bắt đầu từ năm 968 – 980, có quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Sau này vua Đinh và con trai bị ám hại nên Đinh Toàn lên ngôi thay ở tuổi còn khá nhỏ. Cũng vì vậy mọi quyền lực gần như đều nằm trong tay của Lê Hoàn.
Nhân cơ hội đất nước chưa ổn định vì vua còn nhỏ tuổi, nhà Tống đem quân sang với tham vọng đánh chiếm nước ta. Vì lợi ích chung, thái hậu Dương Vân Nga quyết định trao Long Cổn của vua cho tướng quân Lê Hoàn theo nguyện vọng của tưởng sĩ. Kết thúc của triều Đinh, khởi đầu của triều Lê.
Triều đại Tiền Lê: (980 – 1010)
Lê Hoàn lên ngôi vua mở ra triều đại Tiền Lê vào năm 980. Ông lãnh đạo đội quân oai hùng chống lại giặc xâm lược. Sau hơn 30 năm tồn tại, ngôi vua được trao lại cho Lê Ngoạ Triều. Tuy nhiên đây cũng là vị vua có nhiều điều tiếng xấu nhất bởi sự độc ác, hoang phí, bạo tàn.
Lê Ngoạ Triều chỉ giữ ngôi vua trong 4 năm từ 1005 đến 1009 thì mất ở tuổi 24. Vua mất, con vua còn quá nhỏ, dưới sự dẫn dắt của Chi Hậu Đào Cam Mộc, Lý Công Uẩn được triều thần tôn lên ngôi vua, kết thúc triều Tiền Lê.
Triều Lý (1010 – 1225)
Lý Công Uẩn là vị vua đầu tiên của triều Lý. Đây cũng là triều đại tồn tại khá lâu dài, hơn 200 năm lịch sử với nhiều thành tựu nổi bật. Đặc biệt là nho giáo, các công trình kiến trúc, quân đội. Ở thời đại này, phật giáo phát triển khá vượng, được vua, quần thần và người dân sùng bái.
Triều Lý cũng là niên đại đầu tiên và duy nhất có nữ hoàng. Dưới bàn tay của Trần Thủ Độ, Lý Huệ Tông buộc phải đi tu, nhường ngôi cho con gái 7 tuổi là Chiêu Thánh – Lý Chiêu Hoàng.
Trần Cảnh – Con trai của Trần Thừa được đưa vào cung làm bạn với Lý Chiêu Hoàng. Sau này rộ ra tin đồn nữ hoàng lấy Trần Cảnh làm chồng. Ngày 21/10/1225 tại điện Thiên An, Lý Chiêu Hoàng mở hội, trao hoàng bào cho Trần Cảnh. Trần Cảnh lên ngôi lấy niên hiệu Kiến Trung, dựng lên nhà Trần.
Triều đại nhà Trần: (1226 – 1400)
Ở thời nhà Trần, đất nước ta vẫn giữ nguyên quốc hiệu Đại Việt. Đây cũng là thời đại hùng mạnh nhất về quân đội, tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh chống quân xâm lược.
Chúng ta giành chiến thắng vẻ vang trước quân Mông, giặc Nguyên nhờ sở hữu nhiều tướng tài, đội quân tinh nhuệ. Nổi tiếng nhất là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
Triều đại nhà Hồ (1400 – 1407)
Nhà Hồ là triều đại ngắn ngủi nhất với thời gian trị vì chỉ 7 năm, quốc hiệu là Đại Ngu. Cuối thời Trần, vua Trần Nghệ Tông đặc biệt trọng dụng Hồ Quý Ly. Sau khi vua mất, ông nắm trọn bình quyền lớn mạnh, bức Trần Thiếu Đế dời đô về Thanh Hóa. Đồng thời dùng binh quyền giết chết nhiều quân thần và tự phong đế.
Lấy cớ Hồ Quý Ly cướp ngôi, năm 1406 nhà Minh đem hơn 80 vạn quân sang đánh nước ta. Dù chống trả quyết liệt song quân vương nhà Hồ vẫn nhận về thất bại. Ngày 17/6/1407 cha con Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt giết, đặt dấu chấm hết cho triều đại này.
Quân Minh sau khi chiếm được Đại Việt, chia nước ta thành nhiều quận huyện để dễ dàng cai trị. Thời kỳ này có tên là Bắc thuộc, chúng bắt dân ta phải làm nô lệ, cuộc sống khổ cực với rất nhiều thuế má nặng nề.
Triều đại Lê sơ – Hậu Lê (1428-1527)
Với hơn 355 năm cầm quyền, Lê Sơ – Hậu Lê là triều đại dài nhất lịch sử nước Việt với sự phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế, quân sự và lãnh thổ. Trong đó Hậu Lê có hơn 26 đời vua, Lê Sơ có 10 vị vua và thời Lê Trung Hưng là 16 vị vua.
Ngày 15/6/1527, Mạc Đăng Dung dẫn quân từ Cổ Trai đến kinh đô Thăng Long với âm mưu ép vua nhường ngôi. Thời điểm này vua cai trị là Lê Cung Hoàng, 21 tuổi, lên ngôi được 5 năm.
Nổi danh trong chiều đại Lê Mạc là nhà tiên tri Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không chỉ có tài tiên tri mà còn là 1 nhà chiến lược tài ba. Không chỉ vậy ông cũng là 1 tác giả, nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam.
Triều đại nhà Mạc (1527 – 1593)
Nhà Mạc được lập ra sau sự kiện Mạc Đăng Dung cướp ngôi, giết vua Cung Hoàng. Đây cũng là triều đại nước ta bị chia làm 2 phần Bắc Triều và Nam Triều. Trong đó Bắc Triều thuộc nhà Mạc, Nam Triều của nhà Lê.
Sau khoảng hơn 66 năm tồn tại, vua Mạc Toàn thất bại trước quân Nam Triều của nhà Lê. Điều này đồng nghĩa với việc nhà Mạc bị xóa sổ. Những tưởng mọi chuyện sẽ dừng lại ở đó, tuy nhiên đây cũng là khởi đầu của Trịnh Nguyễn phân tranh hơn 150 năm.
Ban đầu thế lực Trịnh Nguyễn đều mang khẩu hiệu “Phù Lê diệt Mạc”, thề trung thành với Hậu Lê. Tuy nhiên khi quân Mạc bị đánh đổ, Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn lại chia nhau Đàng Trong, Đàng Ngoài lấy sông Gianh làm ranh giới. Lúc này vua Hậu Lê gần như không còn nắm thực quyền để ngăn chặn đấu phá giữa 2 nhà.
Nhà Nguyễn thành công lấn Chân Lạp, diệt Chiêm Thành và mở rộng lãnh thổ. Cả 2 bên đều được cai trị ổn định trong hơn 150 năm. Thời đại Trịnh Nguyễn phân tranh chỉ kết thúc khi nhà Tây Sơn thống nhất đất nước.
Triều đại Tây Sơn (1789 – 1802)
Tây Sơn Nguyễn Huệ giành chiến thắng, thống nhất Đàng Trong. Hòng muốn giành lại cơ nghiệp nhà họ Nguyễn, Nguyễn Phúc Ánh 2 lần cấu kết với giặc Thanh và Xiêm. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu Quang Trung, lật đổ Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.
Vào năm 1792, vua Quang Trung đột ngột băng hà ngay trước thềm đem quân về phía Nam đánh Gia Định. Lúc này con trai là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi, không có người lãnh đạo, nội bộ triều đình rối ren khiến nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng.
Đến giữa năm 1802, Nguyễn Ánh là tàn dư của Đàng Trong dẫn quân chiếm được Thăng Long. Ông ta trả thù quân Tây Sơn vô cùng tàn độc: Quật mộ vua Quang Trung và Thái Đức, lấy hài cốt nghiền thành bột, nhồi vào thuốc súng và bắn đi. Tướng Bùi Thị Xuân và con gái phải chịu hình phạt voi giày đến chết. Trần Quang Diệu chịu chung số phận bị chém đầu.
Triều Nguyễn (1802-1945)
Đây là triều đại cuối trong lịch sử phong kiến của nước ta, kéo dài từ 1802 – 1945, quốc hiệu Việt Nam. Ngày 2/9/1945 Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh tuyên bố chấm dứt phong kiến, thành lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
4 điều thú vị về các triều đại phong kiến Việt!
Có rất nhiều điều thú vị được chia sẻ trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Điển hình như:
Triều đại nào có Trạng Nguyên ít tuổi nhất?
Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước Việt là Nguyễn Hiền (1234 – 1256), quê Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông đỗ trạng nguyên khi mới chỉ 13 tuổi vào khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình 1247 thời vua Trần Thái Tông. Cùng năm thi đó còn có đệ Nhị danh, bảng nhãn Lê Văn Hưu – Người làm sử đầu tiên, tác giả Đại Việt Sử Ký và đệ Tam danh, thám hoa Đặng Ma La.
Triều đại có hoàng hậu là vợ của nhiều vị vua nhất
Thái hậu Dương Vân Nga là 1 nhân vật hiếm có trong lịch sử. Ngoài tên gọi Đại Thắng Minh hoàng hậu, bà cũng là hoàng hậu của 2 vị hoàng đế nổi tiếng là Lê Đại Hành và Đinh Tiên Hoàng.
Hoàng hậu Dương Vân Nga cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giao giữa 2 triều đại Đinh và Tiền Lê. Vì Đinh Toàn còn quá nhỏ, không thể đảm nhận ngôi vua, bà trở thành Hoàng Thái Hậu nhiếp chính. Tuy nhiên khi tình thế phức tạp hơn, bà đưa ra quyết định nhường hoàng vị cho Lê Hoàng, lập ra nhà Tiền Lê. Sau khi lên ngôi, Lê Đế đưa Dương thị làm 1 trong những hoàng hậu của mình.
Triều đại xuất hiện trường đại học đầu tiên
Vào năm Canh Tuất thứ 2(1070), vua trị vì là Lý Thánh Tông, Văn Miếu được xây dựng vào tháng 8, thắp hương thờ Khổng Tử. Với chủ trương lấy nho giáo làm trọng, nhà vua mở cuộc thi tìm kiếm nhân tài năm 1075. Tiếp đó năm 1076, nhà Quốc Tử Giám – Trường Đại học đầu tiên của nước Việt được xây dựng.
Thời nhà Trần, Quốc Tử Giám có tên gọi là Viện Quốc Học. Kỳ thi cử đầu tiên được tổ chức dưới thời vua Lý Nhân Tông năm 1075 và duy trì đến thời Lê Chiêu Thống (1787).
Sau hơn 700 năm hoạt động, Quốc Tử Giám nuôi dưỡng hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ở thời điểm hiện tại, Văn Miếu Quốc Tử Giám vừa là địa điểm tham quan lịch sử, vừa là nơi tôn vinh các học trò xuất sắc. Đây cũng là điểm đến cầu may của các sĩ tử trước các kỳ thi quan trọng.
Triều đại nước Việt rộng lớn nhất
Ở triều vua Minh Mạng, lãnh thổ Việt Nam được mở rộng nhờ chiếm lĩnh được 1 phần đất Lào như Sam Teu, Mương Lam, Sầm Nưa,… Campuchia cũng được thống nhất vào lãnh thổ Đại Nam với tên gọi Trấn Tây thành.
Đất rộng là vậy nhưng chính sách cai trị của triều đình gây ra nhiều sự bất bình của dân chúng địa phương. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ nổi loạn khiến tình hình đất nước luôn phải đối mặt với nội, ngoại chiến.
Hiểu rõ về các triều đại phong kiến Việt Nam giúp mỗi chúng ta có cái nhìn bao quát về chặng đường phát triển và những sự kiện diễn ra trong xã hội cũ. Đây là những kiến thức xã hội cần thiết và bổ ích với mỗi người, để tường tận về đất nước, quê hương của mình.