Bụi mịn là gì? Phân loại, tác hại của bụi mịn !

8 Tháng Chín, 2022
Bụi mịn là gì?

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường do nồng độ bụi mịn trong không ngày càng tăng cao. Thậm chí đang rơi vào tình trạng đáng báo động. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bụi mịn là gì? Những tác hại và cách hạn chế bụi mịn.

Bụi mịn là gì?

Bụi mịn là gì?

Bụi mịn là gì?

Bụi mịn hay tên tiếng Anh là Particulate Matter và được viết tắt là PM. Bụi mịn là những loại phân tử vô cơ hoặc hữu cơ bay lơ lửng trên không trung cùng các chất khác như oxit lưu huỳnh, oxit nito, ozone, carbon monoxide… gây tình trạng ô nhiễm không khí và tác động xấu tới sức khỏe con người.

Bụi mịn có kích thước bao nhiêu?

Kích thước của bụi mịn rất đa dạng. Từ những phân tử rất nhỏ bé, dường như vô hình mà mắt thường rất khó có thể quan sát được cho đến những hạt bụi nhìn thấy được. Kích thước của những hạt bụi này thường được ghi kèm sau chữ PM với đơn vị tính là µm. Dưới đây là 3 kích thước của các loại hạt bụi thường gặp hiện nay.

Kích thước của các loại bụi mịn thường gặp

Kích thước của các loại bụi mịn thường gặp

Bụi mịn Pm 2.5

Bụi mịn Pm 2.5 là gì? Những hạt bụi này có kích thước từ 1,0 đến 2,5 µm. Đây là loại hạt bụi mịn được cảnh báo khả năng gây hại lớn nhất cho sức khỏe con người. Sở dĩ, nó có khả năng thâm nhập được vào máu của con người thông qua đường hô hấp.

Con người nếu tiếp xúc thường xuyên với loại bụi này có nguy cơ bị hắt hơi, khô mắt, sổ mũi…. Lâu ngày gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như làm suy giảm chức năng tim mạch, chức năng phổi và cao huyết áp.

Đặc biệt, bụi mịn PM 2 5 còn được mệnh danh là “sát thủ” vô cùng nguy hiểm đẩy nhanh quá trình tiến triển các bệnh rối loạn chức năng gan, xơ gan và bệnh tiểu đường.

Bụi mịn Pm10

Đây là những hạt bụi mịn có kích thước dao động từ 2,5 đến 10 µm. Để hình dung kích thước của hạt bụi mịn này dễ dàng hơn bạn có thể lấy một sợi tóc. Theo đó, đường kích của mỗi sợi tóc chúng ta vào khoảng từ 50 đến 70µm. Vậy nên, để có thể nhìn thấy được hạt bụi mịn Pm10 bằng mắt thường rất khó. Mức độ nguy hiểm của bụi mịn Pm10 cũng cao, tuy nhiên vẫn không nguy hiểm bằng loại bụi mịn Pm2.5.

Tuy nhiên, nếu con người tiếp xúc, thường xuyên phải hít thở trong môi trường nhiều loại bụi này cũng gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Thậm chí đe dọa đến tính mạng con người như viêm phế quản, hen suyễn, ung thư phổi.

Ngoài ra, bụi mịn Pm10 cũng có khả năng tác động vào cấu trúc ADN gây ra các biến đổi gen. Điều này cực kỳ nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai; gây tình trạng thai chậm phát triển, sinh non, suy giảm trí nhớ…

Bụi mịn Pm1.0

Bụi mịn PM 1.0 là những hạt bụi dạng lỏng hoặc rắn trôi nổi ngoài không khí. Chúng có kích thước nhỏ hơn 0.1 micromet nên còn được gọi là bụi nanomet, bụi nano. Đây được xem như loại bụi siêu mịn và cực kỳ nguy hại đối với sức khỏe và môi trường.

Bụi mịn Pm1.0 thuộc vào loại siêu bụi mịn đã xuất hiện tại nước ta trong khoảng vài năm gần đây. Đặc biệt là trong những ngày không khí khô hoặc nhiệt độ không khí xuống thấp.

Ngoài việc gây ra những bệnh lý đường hô hấp, bụi mịn Pm1.0 còn có khả năng tấn công mạnh mẽ vào phế nang, đi vào hệ tuần hoàn, gây bệnh cho con người. Bụi mịn Pm1.0 có thể gây ra các biến đổi trong cấu trúc ADN, làm suy giảm chức năng não bộ, trí nhớ và ảnh hưởng tới hệ thần kinh con người.

Bụi mịn có nguồn gốc từ đâu?

Bụi mịn từ đâu ra? Về nguồn gốc, những hạt bụi mịn được tạo thành bởi hàng trăm loại chất khác nhau tồn tại trong tự nhiên; hoặc từ chính các hoạt động trong cuộc sống, sinh hoạt của con người như quá trình sản xuất, hỏa hoạn, cháy rừng, khí thải các phương máy móc, phương tiện trong giao thông… Chính vì thế, mỗi ngày chúng ta có thể đã hít phải một lượng lớn hạt bụi mịn. Đặc biệt là nếu sống tại những thành phố có sự phát triển công nghiệp, mật độ giao thông cao.

Bụi mịn xuất hiện và tồn tại ngay trong cuộc sống chúng ta

Bụi mịn xuất hiện và tồn tại ngay trong cuộc sống chúng ta

Không chỉ tiếp xúc với hạt bụi mịn khi ra đường, điều đáng sợ hơn là chúng có thể tồn tại ngay trong ngôi nhà, không gian sống của gia đình bạn.

Bụi mịn trong nhà được tạo thành bởi rất nhiều hoạt động khác nhau. Chẳng hạn như hút thuốc là, sử dụng lò sưởi, nấu nướng bằng bếp củi, đốt nhang hoặc nến… Ngoài ra, một lượng lớn các hạt bụi mịn xuất hiện trong nhà có thể bắt nguồn từ:

  • Tế bào da của người. Trung bình, một cơ thể người mất đến 28 gam da/ tuần.
  • Mạt bụi, phân của con mạt bụi. Mạt bụi có thể sinh sôi, phát triển rất nhanh trong điều kiện ẩm ướt, tối tăm và nhiều bụi bẩn. Theo nghiên cứu từ chuyên gia, mỗi ngày mỗi con mạt bụi thải ra khoảng 20 hạt phân. Chất tiết và hạt phân của mạt bụi vô cùng nhẹ. Thậm chí, kích thước nhỏ hơn 10μm. Vậy nên nó bay lơ lửng trên không khí.
  • Các vi sinh vật như virus, vi khuẩn, nấm, bào từ nấm mốc. Có thể bạn chưa biết, trong ngôi nhà chúng ta có đến hơn 2000 loài sinh vật đang tồn tại.
  • Các protein được tìm thấy có trong nước bọt, nước tiểu và lông vật nuôi.

Bên cạnh đó bụi mịn cũng có thể xuất hiện từ bên ngoài lọt vào nhà thông qua các khe hở. Cụ thể là mỗi lần chúng ta đóng, mở cửa khi về nhà sau khi ra ngoài.

Tác hại của bụi mịn đến sức khỏe con người thế nào?

Nhìn bằng mắt thường, tưởng chừng hạt bụi mịn vô hại. Tuy nhiên, hàng triệu hạt bụi mịn tồn tại trong không khí lại là một mối nguy hại cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Bụi mịn - Sát thủ thầm lặng với nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe

Bụi mịn – Sát thủ thầm lặng với nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe

Dưới đây là những tác hại điển hình của hạt bụi mịn đã được các chuyên gia phân tích và cho biết:

  • Gây các bệnh lý đường hô hấp: Bụi mịn theo đường hô hấp đi vào cơ thể người. Vậy nên, nếu thường xuyên hít thở trong môi trường nhiều bụi mịn sẽ gây các bệnh về hô hấp. Bao gồm khó thở, hen suyễn, ho khan… Nặng hơn là các bệnh về phổi, bệnh viêm phổi, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính…
  • Gây ảnh hưởng về tâm lý: Bụi mịn là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Khói bụi, không khí ô nhiễm khiến con người cảm thấy khó chịu mệt mỏi. Lâu gây gây bất ổn tâm lý và rất khó trong việc kiểm soát thái độ.
  • Hay quên, suy giảm trí nhớ: Bụi mịn khiến não bộ con người hoạt động không hiệu quả, không thoải mái. Từ đó dẫn tới tình trạng thường xuyên rơi trong tình trạng quên quên nhớ nhớ, trí nhớ giảm đi rõ rệt. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bị đột quỵ có xu hướng ngày càng tăng.
  • Nhồi máu cơ tim: Kích thước của bụi mịn siêu nhỏ sẽ đi qua đường hô hấp; dễ dàng đi qua vách ngăn khí tấn công hệ tuần hoàn. Bụi mịn khiến chỗ tắc mạch máu dễ bị vỡ ra, gây tình trạng tắc nghẽn và nhồi máu cơ tim. Cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của con người.
  • Ảnh hưởng đến mẹ bầu: Phụ nữ mang thai thường xuyên hít phải môi trường nhiều bụi mịn gây tác hại trực tiếp tới quá trình phát triển thai nhi. Gây tình trạng nhiễm độc máu thai, có nguy cơ sinh con non rất cao. Đồng thời con sinh ra có thể mắc các bệnh về thần kinh, bệnh tự kỷ.
  • Gây biến đổi gen, ung thư: Những hạt bụi mịn kích thước siêu nhỏ chứa nhiều kim loại nặng có thể đi sâu và tác động vào cấu trúc ADN. Từ đó làm biến đổi gen và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Cách hạn chế ảnh hưởng từ bụi mịn?

Với nhiều tác hại nguy hiểm của bụi mịn, một câu hỏi được khá nhiều người đặt ra là làm sao để hạn chế ảnh hưởng từ bụi mịn. Dưới đây là một số vấn đề mà bạn nên lưu ý:

Luôn có thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài đường

Luôn có thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài đường

  • Khi đi ra ngoài đường luôn giữ thói quen đeo khẩu trang ngăn chặn bụi. Nên chọn các loại khẩu trang chuyên dụng 4 lớp. Thiết kế ôm sát, kín mặt để tăng khả năng kháng bụi.
  • Những người đang làm việc trong môi trường nguy cơ bị ô nhiễm bụi mịn cao như chế biến xi măng, quặng, khai thác than, khoáng sản… cần sử dụng đủ các đồ dùng bảo hộ tiêu chuẩn.
  • Sau khi ra ngoài đường về nhà cần rửa tay chân sạch sẽ, súc miệng và rửa mũi bằng nước muối.
  • Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà ở để môi trường sống luôn xanh mát, tăng khả năng lọc khí và chống bụi tốt hơn.
  • Thường xuyên vệ sinh, lau chùi và dọn dẹp nhà cửa. Thói quen này giúp giảm sự tích tụ bụi bẩn bám vào các vật dụng, đồ dùng trong nhà.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Thường xuyên tập luyện thể dụng thể thao nâng cao sức đề kháng.

Ngoài ra, nếu có điều kiện bạn nên trang bị cho gia đình các thiết bị máy lọc không khí. Từ đó giảm giảm bớt lượng bụi mịn không khí, bầu không khí trong gia đình cũng sạch sẽ và trong lành hơn. Sức khỏe mọi người được bảo vệ một cách tốt nhất.

Mặt khác, mỗi chúng ta cũng đều cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tránh sự hình thành bụi mịn. Bao gồm như hạn chế thói quen xả rác thải bừa bãi, sử dụng phương tiện công cộng giảm tải lượng xe cộ giao thông ngoại người. Hay các khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy cần có biện pháp chặt chẽ hạn chế khí thải ra bên ngoài môi trường…

Ô nhiễm bụi mịn dường như đã trở thành nỗi ám ảnh chung của toàn nhân loại. Hiểu rõ những tác hại sẽ giúp bạn có biện pháp cụ thể để can thiệp kịp thời, bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho chính mình và những người xung quanh. Hy vọng thông tin bài viết bổ ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về chủ đề bụi mịn.