Các đơn vị đo áp suất cơ bản và cách quy đổi các đơn vị đo

5 Tháng Bảy, 2019
dong-ho-do-ap-suat

Có rất nhiều các đơn vị đo áp suất khác nhau hiện nay, đồng thời mỗi khu vực trên thế giới lại có những cách tính và tiêu chuẩn đo lường không giống nhau. Cho nên, việc chuyển đổi các đơn vị đo sẽ giúp thuận tiện hơn cho người dùng khi sử dụng các thiết bị hiện nay.

Do đó, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn về các đơn vị này, những đơn vị thường được sử dụng là gì? Cách để quy đổi ra sao? Chúng được sử dụng như thế nào trong cuộc sống. Dõi theo những thông tin dưới đây bạn sẽ giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc của mình.

đồng hồ đo áp suất

Tìm hiểu về áp suất

Khái niệm về áp suất ?

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, áp suất được xem là đại lượng vật lý của một lực trên một đơn vị diện tích, chúng tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể. 

Hoặc có thể hiểu đơn giản hơn, áp suất là độ lớn của lực, chúng tác động lên một bề mặt diện tích với phương vuông góc. Đơn vị của áp suất là N/m² (hay còn gọi là Pa (Pascal)).

>>> Bạn có tìm hiểu thêm về áp suất tại bài viết chi tiết ==> Áp suất là gì ?

bảng quy đổi tiêu chuẩn cho đơn vị đo áp suất

Quy đổi đơn vị đo áp suất

Một số đơn vị đo áp suất cơ bản hiện nay

Đơn vị đo áp suất hệ SI

SI là một trong những đơn vị áp suất pascal (Pa), SI bằng một niutơn mỗi mét vuông. Đơn vị này thường được sử dụng đối với xe ô tô, đặc biệt là ở Mỹ và Canada. 

Thông thường, bạn sẽ thấy chữ A sẽ được gắn cho đơn vị psi, điều này nhằm chỉ ra tham chiếu không của đo lường.

Đơn vị đo áp suất Torr, micron

Đơn vị này vẫn được sử dụng ở nhiều lĩnh vực. Các đơn vị như: torr, micromet thủy ngân (micron), và inch thủy ngân (ký hiệu inHg) được sử dụng phổ biến nhất trong các hệ thống chân không. Trong khi torr và micron sẽ chỉ ra một áp lực tuyệt đối, thì inHg lại cho thấy một áp kế.

Đơn vị đo áp suất kPa, atm, mbar

Những đơn vị đo kilopascal (kPa), bầu khí quyển (atm) thường được sử dụng để đo áp suất khí quyển. Tuy nhiên, riêng ở Mỹ thì các đơn vị hectopascal (hPa) và millibar (mbar) lại được ưa thích. 

Đơn vị đo áp suất hệ mmHg, mHg

Áp suất dùng để thay một cột chất lỏng trong một áp kế, thường được biểu diễn như độ sâu của một chất lỏng đặc biệt. Để đo lường cho áp lực này, người ta thường lựa chọn thủy ngân (Hg) và nước.

Một số đơn vị đo áp suất quốc tế

Trên thế giới, các đơn vị đo là không giống nhau ở nhiều khu vực, cụ thể như:

– Đối với nước Mỹ:

Là một nước dẫn đầu về các ngành công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp đo lường), thì các đơn vị sử dụng nhiều nhất đó là: psi, Ksi,…

– Khu vực châu Âu:

Các nước châu Âu như: Anh – Đức – Pháp luôn có một tiêu chuẩn riêng, vì thế đơn vị áp suất thường được sử dụng ở đây là bar và mbar,…

– Khu vực châu Á:

Nhật Bản là đất nước duy nhất được đứng trong các nước G7, do đó họ cũng sử dụng các đơn vị áp suất riêng như: Pa, MPa, kPa,..

Hướng dẫn cách để quy đổi các đơn vị đo áp suất

Để có thể quy đổi đơn vị, chúng ta sẽ sử dụng đơn vị phổ biến nhất là bar để làm đại lượng quy chuẩn cho những quy đổi sau đây. Chúng ta có những quy đổi sau:

– 1 bar = 1000 mbar

– 1 bar = 0.99 atm

– 1 bar = 0.0145 Ksi

– 1 bar = 14.5 psi

– 1 bar = 10.19 mH2O

– 1 bar = 0.1 Mpa

– 1 bar = 10197.16 kg/m²

– 1 bar = 100000 Pa

– 1 bar = 750 mmHg

– 1 bar = 401.5 inH2O

– 1 bar = 100 Kpa

– 1 bar = 1.02 kg/cm²

– 1 bar = 750 Torr.

Hi vọng, với những thông tin cơ bản sau về đơn vị đo áp suất sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn về đơn vị này cũng như ý nghĩa của chúng. Từ đó, người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi các đại lượng theo mong muốn của mình. Việc hiểu rõ về những đại lượng này có vai trò rất lớn cho chúng ta trong việc ứng dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày. Nếu còn bất kỳ những câu hỏi cũng như thắc mắc nào thì Quý khách có thể gọi trực tiếp cho Yên Phát để nghe tư vấn chuyên sâu nhé.