Sau một thời gian sử dụng, máy móc nói chung và máy nén khí công nghiệp nói riêng sẽ xảy ra những sự cố như: Các bộ phận lọc tách bị tắc nghẽn, lỗi nhiệt độ cao, rò rỉ dầu và khí nén,… và một lỗi cơ bản thường xuyên xảy ra ở máy nén khí là máy sẽ tự động dừng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này? Và cách khắc phục thế nào?.
Trong bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đề cập đến thông tin tổng hợp chỉ ra những nguyên nhân và cách khắc phục; mà bạn nên theo dõi và áp dụng vào thực tế khi máy nén khí khi xảy ra hiện tượng trên.
Một số nguyên nhân và cách khắc phụ máy nén khí tự dừng hoạt động
Phòng máy quá kín:
Phòng đặt máy quá kín không có sự lưu thông không khí với bên ngoài, sau quá trình nạp khí máy nén khí trục vít hay máy nén khí piston thải ra trong phòng máy lúc này khí đang nóng không được lưu thông ra bên ngoài, kỳ nạp sau nạp lại khí thải của kỳ nạp trước một cách liên tục làm máy sẽ nóng dần lên, khi chạm mốc cho phép bộ cảm biến nhiệt độ sẽ tự tắt cho máy dừng hoạt động.
Cách khắc phục: Khi làm phòng máy cần chú ý làm phòng thông thoáng, có thể lưu thông thông khí với bên ngoài hoặc có thể dùng quạt thông gió cho phòng máy.
Nhiệt độ phòng máy quá cao:
Do không khí không được lưu thông và thời tiết quá nóng làm cho nhiệt độ phòng máy lên cao dẫn đến nhiệt độ máy lên cao, bộ cảm biến nhiệt lúc này sẽ tự tắt máy
Cách khắc phục: Làm phòng máy không nên quay hướng trực tiếp về phía ánh sáng mặt trời, phòng máy phải có tường và mái che cách nhiệt. Đặc biệt lưu ý, vào những ngày thời tiết nóng cần có quạt mát cho máy.
Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố máy nén khí công nghiệp tự dừng hoạt động
Nhiệt độ dầu máy nén khí tăng cao:
Để hiểu được nguyên nhân tại sao nhiệt độ dầu của máy nén khí trục vít tăng cao ta cần phải biết đường đi của dầu may nen khi và nhiệm vụ của dầu máy:
Dầu từ cụm nén sẽ hòa với khí đã được nén tới áp lực yêu cầu, rồi đi qua tách dầu. Tại đây, tách dầu có nhiệm vụ làm ngưng và tách dầu ra khỏi khí nén và đưa vào van nhiệt; van nhiệt có nhiệm vụ mở cho dầu có nhiệt độ cao đi qua. Thông thường, khi mới hoạt động nhiệt độ của dầu chưa cao, nên van nhiệt sẽ đóng không cho dầu qua. Do đó, dầu sẽ được hồi về cụm nén luôn mà không cần phải qua bộ làm mát), qua lọc dầu – Oil Filter Element ( Lọc dầu có nhiệm vụ lọc những cặn bẩn của dầu máy ) lên bộ tản nhiệt – After-cooler ( có nhiệm vụ làm giảm nhiệt độ của dầu nén ) và cuối cùng hồi về cụm nén.
Nguyên nhân:
– Dầu lâu ngày quá dơ cần phải thay
– Bộ lọc dầu cũ hỏng không lọc được cặn hoặc không cho dầu qua, bạn cần thay lọc dầu mới ngay
– Thermostat valve hay bypass valve hư, dầu không lên được cooler mà bị đẩy ngược về cụm nén, cần phải chêm tạm bypass valve để chạy và thay mới.
– Cooler có quá nhiều cặn do dùng loại dầu khoáng, bạn cần xức rửa cooler bằng aceton để tẩy cáu cặn đi.
– Vòng bi rơ làm sát cốt giảm tốc độ làm mát của quạt trong máy
– Van bypass bị kẹt, dầu sau bình tách dầu có nhiệt độ cao sẽ đi vào buồn nén mà không qua dàn làm mát dầu. Bạn cần phải kiểm tra lại bộ van Bypass phân phối sau bình tách dầu, vệ sinh sạch sẽ, nếu có điều kiện thì nên thay.
Cách khắc phục:
– Nên dùng dầu máy nén khí có độ nhờn iso theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo. Thường máy nén khí sản xuất theo tiêu chuẩn của Nhật, dùng dầu 32 và các máy theo tiêu chuẩn Châu Âu, sẽ dùng dầu 46; máy không dầu có tốc độ cao, dùng dầu 68.
– Dầu máy nén khí trục vít là đâu nhớt có độ nhớt ISO ISO VG 32/46/68 tùy theo thiết kế máy và hãng sản xuất, còn loại dầu gốc thì có mineral, tổng hợp PAO, tổng hợp este.
– Cần phải chú ý không nên châm quá nhiều dầu hoặc dùng dầu quá đặc và không nên tiết kiệm trộn dầu mới với dầu cũ hoặc xả không hết dầu cũ trong máy đi.
Với những thông tin chi tiết như trên, hy vọng sẽ giúp các bạn nắm bắt được những nguyên nhân cơ bản khi máy bơm khí nén tự dừng hoạt động và biết cách tự khắc phục sự cố mà không phải mất tiền bảo dưỡng, bảo trì máy. Nếu bạn có nhu cầu mua máy nén khí hoặc còn bất kì thắc mắc nào liên quan,xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 09123 70 282 – 098 993 7282 để được báo giá và nghe tư vấn miễn phí.