Các sự cố thường gặp ở máy nén khí và cách khắc phục nhanh chóng

28 Tháng Sáu, 2017
Các sự cố thường gặp ở máy nén khí và cách khắc phục nhanh chóng

Máy nén khí cũng giống như các thiết bị máy móc công nghiệp khác thường xảy ra các sự cố kỹ thuật, hỏng hóc sau một thời gian sử dụng không được vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng hay do người dùng sử dụng không đúng cách và các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Vậy ở máy nén khí những lỗi nào thường xảy ra phổ biến nhất? Cách khắc phục các sự cố này ra sao?.

Trong quá trình sử dụng máy bơm khí nén người dùng không chỉ cần trang bị những kiến thức chung về cách sử dụng máy nén đúng quy cách, mà còn cần phải học phương pháp tự kiểm tra, sửa chữa thiết bị của mình nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động liền mạch, không làm gián đoạn công việc sản xuất hay những ngành yêu cầu về khí. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin gửi đến người dùng những sự cố máy nén khí và cách khắc phục tại nhà nhanh chóng mà người dùng nên tham khảo.

Máy nén khí bị dừng do lỗi nhiệt độ cao

Đây là một trong các lỗi hay gặp nhất đối với máy nén khí nhất là trong mùa hè. Các nguyên nhân gây nên lỗi nhiệt độ cao cần phải kiểm tra sửa chữa máy nén khí đối với lỗi này gồm: Nhiệt độ môi trường xung quanh phòng máy nén quá cao hoặc việc lưu thông giữa gió tươi và gió nóng trong phòng máy không thích hợp. Mức dầu trong máy nén khí dùng để bôi trơn và làm mát quá thấp. Sử dụng sai loại dầu máy nén khí. Dàn làm mát dầu bôi trơn máy nén khí quá bẩn. Van điều khiển nhiệt độ dầu (chia nhiệt) máy nén khí không hoạt động. Dầu bôi trơn máy nén khí quá bẩn hoặc bị tắc ở 1 điểm nào đó và một nguyên nhân nữa dẫn đến hiện tượng này ở thiết bị là do quạt làm mát không hoạt động. Với mỗi nguyên nhân người dùng sẽ có những phương thức kiểm tra và sửa chữa khác nhau. Tuy nhiên, cách thức đơn giản, hiệu quả nhất là người dùng nên chú ý lắp đặt hệ thống làm mát máy nén khí, đặt máy nén ở môi trường không quá nóng hoặc ẩm ướt; định kỳ vệ sinh, bảo dưỡng các chi tiết liên quan và sử dụng dầu theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.

Máy nén khí chạy công suất thấp hoặc không tạo đủ áp lực

Để kiểm tra khắc phục sửa chữa sự cố này ở máy nén khí Fusheng, máy nén khí Puma, Pegasus, Compkorea,… trước tiên ta cần kiểm tra xem có phải hiện tại nhu cầu sử dụng khí nén đang ở mức thấp hoặc có sự rò rỉ khí nén ở đâu đó trên hệ thống đường ống khí nén. Nếu lưu lượng khí nén thấp hơn rất nhiều so với trước đây cần kiểm tra các bước sau:

– Van tiết lưu ( van hút ) của máy nén khí có mở hoàn toàn không ?.

– Kiểm tra sự chênh lệnh áp suất trước và sau lọc tách dầu. Nếu áp suất chênh lệnh lớn hơn 3kg/cm2 lên thay thế tách dầu mới cho máy nén khí vì tách dầu cũ bị nghẹt không thoát được khí nén ra bên ngoài .

– Kiểm tra xem lọc khí đầu vào của thiết bị có bị tắc nghẽn không.

– Kiểm tra lọc khí trên đường ống có bị tắc không bằng cách kiểm tra sự chênh lệnh áp suất trước và sau lọc khí. Thay thế mới nếu lọc khí bị lỗi.

Các sự cố thường gặp ở máy nén khí và cách khắc phục nhanh chóngCác sự cố thường gặp ở máy nén khí và cách khắc phục nhanh chóng

Van an toàn liên tục xả khí hoặc đồng hồ áp suất báo khí nén quá cao

Với lỗi này thiết bị không chạy được unload ( không tải), khi áp lực khí nén đã đạt được như cài đặt. Khi đó bạn cần phải kiểm tra công tắc áp suất có được cài đặt và làm việc đúng không ? Kiểm tra van tiết lưu ( van hút ) có đóng hoàn toàn không ? Van điện từ điều khiển chế độ load/unload có hoạt động không ? Nếu van an toàn được đặt trước tách dầu cần kiểm tra xem tách dầu trong máy nén khí có bị tắc không ?.

Rơle bảo vệ quá tải máy nén khí hoạt động

Đây là một trong các lỗi cũng thường xuyên xảy ra ở máy nén khí, để sửa chữa lỗi này, người dùng cần kiểm tra một trong những chi tiết sau: Đối với máy nén khí trục vít, người dùng cần kiểm tra xem có quay được đầu nén trục vít bằng tay không ? Nếu không thể quay bằng tay được, thì chứng tỏ đầu nén khí bị kẹt bởi đầu nén bị bó hoặc vòng bi đầu nén bị hỏng ( lúc này cần tiến hành bảo dưỡng thay thế vòng bi). Kiểm tra độ cách điện giữa các cuộn dây động cơ điện, nếu độ cách điện thấp hơn 10 MΩ thì cần liên lạc với nhà cung cấp máy nén khí. Kiểm tra cấp điện áp khi máy nén. Nếu điện áp bị sụt áp 10% khi máy nén khí chạy có tải, thì cần kiểm tra dây dẫn điện có đủ khả năng chịu tải hoặc nguồn điện cung cấp; và xem các mối nối để chắc chắn rằng tất cả các điểm tiếp xúc đều kết nối chắc chắn. Kiểm tra điện áp và dòng điện ở tất cả 3 pha. Trong trường hợp dòng điện động cơ vẫn trong dải cho phép mà rơ le bảo vệ quá dòng vẫn nhảy, thì cần thay thế mới rơ le này.

Với những sự cố, nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy nén khí như trên, hy vọng người dùng đã nắm bắt được và có thể tự giải quyết các lỗi cơ bản này nếu như thiết bị của bạn gặp các trường hợp tương tự. Người dùng để biết thêm thông tin về cách sửa chữa và khắc phục sự cố máy nén khí hay còn bất ký thắc mắc nào liên quan đến thiết bị; xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 09123 70 282098 993 7282 để được nghe tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng, miễn phí.