Cấu tạo vỏ tôm như thế nào? Có nên ăn vỏ tôm không?

2 Tháng Tám, 2022
Cấu tạo của vỏ tôm?

Có nhiều quan điểm cho rằng khi ăn tôm chúng ta không nên bỏ vỏ vì đây là phần có chứa nhiều canxi. Liệu điều này có đúng? Cấu tạo vỏ tôm như thế nào? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có thể hiểu rõ về vấn đề này nhé!

Cấu tạo vỏ tôm như thế nào?

Phần giáp đầu (ngực tôm), vỏ cơ thể và đuôi tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin. Đây là một polymer chuối dài của N-Acetylglucosamine, một dẫn xuất của glucose có thể tìm thấy rất nhiều trong tự nhiên. Cấu trúc chính của kitin là có thể sánh ngang với những cellulose polisaccarit. Khi xét về mặt chức năng thì nó được so sánh với protein keratin.

Nêu cấu tạo của vỏ tôm?

Nêu cấu tạo của vỏ tôm?

Ngoài kitin vỏ tôm còn chứa một hàm lượng canxi nhất định. Nhờ vậy mà vỏ tôm thêm phần cứng cáp có thể che chở và làm chỗ bám tốt cho cơ thể tôm (có tác dụng như bộ xương của tôm). Một thành phần nữa của vỏ tôm đó là các sắc tố, chúng giúp vỏ của tôm có màu sắc của môi trường.

=>Như vậy chúng ta đã biết được thành phần cấu tạo vỏ tôm gồm có kitin, canxi và các sắc tố.

Có nên ăn vỏ tôm không?

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên vỏ tôm có chứa thành phần là canxi – đây là một trong những thành phần tốt cho sức khỏe con người. Do đó có nhiều người cho rằng khi ăn tôm chúng ta không nên bỏ vỏ để không bị mất đi lượng canxi có trong vỏ tôm. Có phải thật sự như vậy?

Theo GS.TS Nguyễn Duy Thịnh của Viện công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Trên thực tế vỏ tôm không chứa nhiều canxi như chúng ta nghĩ, thành phần chủ yếu của vỏ tôm kitin một chất có vỏ của nhiều loài động vật và rất khó tiêu hoá.

Vỏ tôm không chứa nhiều canxi như chúng ta nghĩ

Vỏ tôm không chứa nhiều canxi như chúng ta nghĩ

Đây chính là một trong những lý do mà các bạn không nên ăn vỏ tôm đặc biệt là những ai có vấn đề về tiêu hoá, người bệnh, trẻ nhỏ. Nếu như ăn quá nhiều vỏ tôm có thể dẫn đến khó chịu, đau bụng. Thậm chí, chất kitin có trong vỏ tôm có thể kết hợp với những chất khác có trong các loại thực phẩm chúng ta ăn tạo ra các chất có độc tố khiến cơ thể nhiễm độc và xuất hiện các triệu chứng như:

  • Nôn mửa và tiêu chảy không dứt
  • Xuất hiện cơn đau dạ dày, chuột rút kéo dài gây khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể.
  • Sưng vùng cổ họng, lưỡi và phần môi dưới
  • Gây khó thở, thở gấp
  • Nổi các nốt mẩn ngứa trên da

=>Như vậy chúng ta có thể thấy rằng vỏ tôm trên thực tế không chứa nhiều canxi và cũng không chứa bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Chính vì vậy, việc loại bỏ vỏ tôm khi chế biến là điều vô cùng cần thiết và hoàn toàn không lãng phí.

Xem thêm: Những bộ phận của tôm tuyệt đối không ăn

Ngoài vỏ tôm thì khi chế biến tôm các bạn cũng nên loại bỏ những bộ phận như đầu và đường chỉ đen trên lưng của tôm. Bởi những nguyên do sau đây:

Không nên ăn đầu tôm vì có chứa nhiều chất bẩn

Không nên ăn đầu tôm vì có chứa nhiều chất bẩn

  • Đầu tôm được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là bộ phận mang lại nhiều rủi ro nhất khi ăn. Bởi phần đầu của tôm có cấu tạo gồm phần vỏ cứng và các bộ phận hệ thần kinh, tiêu hoá và bài tiết của tôm. Điều này có nghĩa là trong đầu tôm có chứa cả chất thải của nó. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì bộ phận này không chỉ chứa các chất bẩn mà còn chứa cả kim loại nặng. Khi ăn sẽ rất có hại cho sức khỏe của con người, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
  • Đường chỉ đen trên lưng tôm chính là đường tiêu hoá của nó. Trong đó chứa đầy chất thải của tôm do đó để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm các bạn cần bỏ nó đi trong quá trình sơ chế.

Xem thêm: Cách sơ chế tôm nhanh và đảm bảo vệ sinh

Tôm là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên như đã tìm hiểu ở trên khi ăn tôm chúng ta cần loại bỏ một số bộ phận của nó để đảm bảo hương vị thơm ngon và an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên việc loại bỏ đường chỉ trên lưng và vỏ tôm khi còn sống vô cùng khó khăn. Nếu không biết làm sẽ rất tốn thời gian và công sức. Do đó cùng chúng tôi tham khảo ngay 2 cách lột vỏ tôm sống và bỏ đường chỉ đen siêu nhanh dưới đây nhé!

Những cách bóc vỏ tôm sống siêu nhanh

Những cách bóc vỏ tôm sống siêu nhanh

Bóc vỏ tôm sống với dao

  • Bước 1: Các bạn cho tôm sống cần bóc vỏ vào trong ngăn đá của tủ lạnh khoảng 5 đến 10 phút. Khi làm như vậy sẽ dễ bóc vỏ tôm ra hơn).
  • Bước 2: Lấy tôm từ ngăn đá ra sau đó loại bỏ đầu của tôm. Thực hiện lột vỏ tôm bắt đầu từ phần chân của nó. Đến phần đuôi các bạn giữ chặt phần sát đuôi sau đó dùng tay khác rút đuôi tôm ra.
  • Bước 3: Đặt úp con tôm đã được lột vỏ lên trên thớt sau đó dùng dao cứa một đường ở giữa phần lưng của nó để ra đường chỉ đen. Tiếp đến dùng đầu nhọn của con dao để lấy phần chỉ đen ra.

Bóc vỏ tôm sống với kéo

  • Bước 1: Với cách này chúng ta vẫn cho tôm vào tủ đá như cách trên
  • Bước 2: Sử dụng kéo để cắt bỏ phần đầu tôm sau đó hướng thẳng kéo cắt vỏ tôm dọc theo sống lưng của nó. Sau khi cắt xong các bạn có thể bỏ chỉ đen ở lưng tôm một cách dễ dàng.
  • Bước 3: Ở bước này các bạn lột phần vỏ tôm đã được cắt ở bước trên ra khỏi mình tôm.

Bóc vỏ tôm sống dễ dàng với kéo

Bóc vỏ tôm sống dễ dàng với kéo

Bóc bỏ tôm sống bằng tay

Bước 1: Các bạn sử dụng tăm chọc vào phần trên ở đốt thứ 2 của lưng tôm để loại bỏ chỉ đen.

Bước 2: Loại bỏ đầu của tôm và lật ngửa con tôm lên. Dùng 2 tay đặt ở phần đầu và cuối của thân tôm sau đó dùng lực để tách rời phần chân tôm khỏi thịt của nó trước, tiếp đến lần theo phần vỏ tôm để loại bỏ hoàn toàn phần vỏ.

Trên đây là tổng hợp thông tin liên quan đến cấu tạo của vỏ tôm chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã biết được thành phần của vỏ tôm và đáp án của câu hỏi có nên ăn vỏ tôm không?