Hướng dẫn người dùng cách kiểm tra và bảo dưỡng cụm máy nén khí

9 Tháng Mười, 2017

Trong quá trình sử dụng, máy bơm khí nén có thể gặp phải nhiều trục trặc không mong muốn, khiến người dùng tốn kém nhiều chi phí cho việc sửa chữa thiết bị cũng như những khoản thiệt hại do việc tạm ngừng hoàn toàn hoạt động sản xuất. Do vậy, để thiết bị làm việc tốt, tiết kiệm nhiều chi phí, người dùng cần học cách kiểm tra, bảo dưỡng cụm máy nén khí với các lỗi cơ bản.

Công việc kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên cho các cụm chi tiết máy nén khí sẽ giúp người dùng kịp thời phát hiện và khắc phục những trục trặc có thể xảy ra trên thiết bị, từ đó hạn chế bụi bẩn, tắc nghẽn trong quá trình máy làm việc. Sau đây là quy trình chuẩn mà bạn nên tham khảo để sử dụng máy an toàn, bền bỉ.

Bạn nên xem:

? Trước khi vận hành máy nén khí người dùng cần kiểm tra những gì?

? Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố máy nén khí bị rò rỉ khí nén

Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng máy nén khí

Các dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm: thiết bị kiểm tra áp lực, khay đựng dụng cụ và các chi tiết bên trong, dụng cụ tháo lắp cụm chi tiết máy bơm khí nén, kích nâng, giá kê chèn, giấy nhám và các vật dụng để lau rửa, dầu, mỡ bôi trơn.

Kiểm tra bên ngoài và hoạt động của máy khi vận hành

Kỹ thuật viên có thể sử dụng kính phóng đại để kiểm tra xem có vị trí nào bị nứt, vết rò rỉ trên vỏ máy nén, bình chứa khí nén hoặc các đường ống dẫn khí hay không. Việc này sẽ ngăn chặn được nguy cơ khí nén bị rò rỉ gây mất an toàn và lãng phí cho các doanh nghiệp sử dụng thiết bị. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra lại độ căng của dây đai và áp suất trên đồng hồ đo, điều chỉnh về trị số hợp lý để giúp thiết bị luôn làm việc tốt.

bao-duong-cum-may-nen-khi-1Kiểm tra bình chứa khí nén của hệ thống máy nén khí trước khi vận hành

Khi máy nén vận hành, người sử dụng cần kiểm tra áp suất khí nén, theo dõi tiếng ồn của thiết bị. Nếu bạn phát hiện thấy áp suất không đủ hoặc cao hơn so với yêu cầu công việc, máy nén khí công nghiệp có tiếng kêu lạ thì cần kiểm tra, xác định kỹ nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên để có biện pháp sửa chữa kịp thời.

Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng cụm máy nén

Đầu tiên, người dùng cần thực hiện vệ sinh sạch sẽ khu vực tiến hành tháo lắp máy nén không khí. Sau đó, bạn tháo dây đai, xả toàn bộ lượng khí nén còn dư trong bình chứa rồi tháo các ống dẫn khí nối thông với bình. Tiếp đó, kỹ thuật viên thực hiện tháo bình chứa khí nén, tháo các puly, nắp máy, hệ thống van, tháo rời các chi tiết như piston thanh truyền, trục khuỷu rồi dùng khăn và chất tẩy rửa chuyên dụng lau sạch sẽ các chi tiết của cụm máy nén khí.

Khi thực hiện tháo lắp, bảo dưỡng, người dùng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ toàn bộ các chi tiết bên trong máy để phát hiện kịp thời những vị trí có lỗi, hư hỏng nhằm sửa chữa, khắc phục sự cố hiệu quả. Bên cạnh đó, với những chi tiết máy nén khí piston hay máy nén khí trục vít đã bị cũ hoặc đến thời hạn sử dụng thì người dùng cần nhanh chóng thay thế. Ngoài ra, trong khi bảo dưỡng cụm máy nén khí, bạn cũng cần thay dầu bôi trơn, tra mỡ cho các chi tiết, đồng thời kiểm tra lại dây đai, các van an toàn và van áp suất để đảm bảo các giá trị đều ở mức bình thường, van máy hoạt động tốt.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp quý khách biết cách kiểm tra, bảo dưỡng cụm máy nén khí chính xác, an toàn. Mọi câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp kỹ hơn về thiết bị này, quý khách vui lòng liên hệ hotline 0912 370 282 – 0964 593 282 để nghe hỗ trợ miễn phí, kịp thời.