Bảo dưỡng đầu máy nén khí là một trong những công việc mà người dùng cần đặc biệt quan tâm nếu muốn thiết bị này luôn hoạt động tốt, bền bỉ cùng thời gian. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều câu hỏi như khi nào cần bảo trì đầu nén của máy và quy trình thực hiện như thế nào,…
Sau đây là một số thông tin chia sẻ về thời điểm, quy trình đại tu, bảo dưỡng đầu nén của máy nén khí. Hy vọng quý khách hàng quan tâm tới vấn đề này có thể tham khảo kỹ hơn để sử dụng thiết bị cho hiệu quả làm việc cao nhất.
Bạn nên xem:
? 3 phương pháp bảo dưỡng máy nén khí thường được áp dụng hiện nay
Sau bao lâu phải bảo dưỡng đầu máy nén khí một lần?
Hiện vẫn không óc một khoảng thời gian nhất định khi chúng ta áp dụng cho việc sửa chữa, bảo dưỡng các loại đầu máy nén khí bởi mức độ hư tổn, xuống cấp của từng loại máy không giống nhau. Thời gian cần đại tu, bảo trì của thiết bị phụ thuộc nhiều vào môi trường làm việc của máy, cường độ làm việc trong suốt quá trình hoạt động. Tuy nhiên, vẫn có một mẫu số chung là sau khoảng 3 năm hoạt động, tương đương với 24.000 giờ làm việc liên tục thì chúng ta nên bảo dưỡng máy nén không khí một lần. Dù vậy, khoảng thời gian giữa các lần đại tu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện như:
– Tần suất là việc của máy.
Bảo dưỡng đầu máy nén khí giúp thiết bị có thể hoạt động tốt
– Điều kiện chạy máy: nếu máy nén hoạt động trong môi trường nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì đều làm giảm độ bền của thiết bị. Đồng thời, người dùng cũng nên tránh để máy tại những vị trí có nhiều bụi bẩn để ngăn chặn tình trạng ăn mòn các chi tiết, nhất là vòng bi.
– Người dùng nên ghi chép lại các thông số làm việc của máy nén khí trục vít hoặc máy bơm khí nén piston để đối chiếu năm này với năm khác, nếu có tình trạng lưu lượng khí nén giảm mạnh thì đó là dấu hiệu rõ nhất cho thấy người dùng nên bảo dưỡng lại thiết bị.
– Khi có bất kỳ sự cố nghiêm trọng nào xảy ra với máy nén khí, người dùng nên thực hiện kiểm tra lại toàn bộ thiết bị.
Quy trình bảo dưỡng đầu máy nén khí
– Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: cần trục, xe nâng, pa lăng tay với độ tinh chỉnh nhỏ, máy ép thủy lực, keo gioăng, keo khóa ren, súng tháo lắp ốc, dầu diesel, giẻ lau, vam tháo vòng bi và bánh răng, máy gia nhiệt lắp bi bánh răng, dầu đun gia nhiệt, đồ gá theo từng vị trí, các dụng cụ đo như thước kẹp, thước đo sâu,…
– Tìm hiểu rõ hiện trạng đầu nén của máy bơm khí nén trước khi bảo dưỡng, đánh giá cụ thể, ghi nhận tình trạng chung của thiết bị trước khi tháo đầu nén.
– Tháo cụm nén, đánh giá tình trạng hư hỏng của từng chi tiết, ghi chép, đo đạc các chi tiết bị hư hại, mài mòn trong đầu nén, so sánh với tình trạng của máy trong quá khứ.
– Chuẩn bị sẵn vật tư cho việc thay thế chi tiết trên đầu nén của máy nén khí công nghiệp rồi thực hiện thay bi toàn bộ đầu nén, thay phớt, gioăng, kiểm tra, phục hồi các chi tiết bị hư hại.
– Vệ sinh lại toàn bộ các chi tiết của máy bơm khí nén, lắp đặt các chi tiết trở lại, đảm bảo lắp ráp đúng chuẩn và máy vận hành bình thường.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp quý khách có thể nắm được quy trình bảo dưỡng đầu máy nén khí và thực hiện đúng, giúp thiết bị luôn làm việc tốt, bền bỉ cùng thời gian. Và nếu có câu hỏi cần được giải đáp kỹ hơn về vấn đề này, quý khách đừng ngần ngại liên hệ hotline 0912 370 282 – 0964 593 282 để nghe hỗ trợ kịp thời, miễn phí.