Quy trình bảo trì cho máy nén khí Puma đúng chuẩn

24 Tháng Hai, 2017
bảo trì cho máy nén khí Puma

Bảo trì, bảo dưỡng cho máy nén khí Puma định kỳ là công việc bất kỳ người dùng nào cũng không thể bỏ qua để thiết bị luôn hoạt động đạt hiệu quả cao, vận hành trơn tru, an toàn, giúp tiết kiệm điện năng và kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Để biết cách bảo trì phòng ngừa sự cố cho thiết bị này theo đúng quy chuẩn, quý khách có thể tham khảo những chia sẻ ngay sau đây.

Máy nén không khí Puma là thiết bị đang được sử dụng rất nhiều trong nhiều lĩnh vực khác nhau như khai thác khoáng sản, y tế, giao thông vận tải,… Sau đây là quy trình chuẩn về cách bảo trì cho máy nén khí Puma mà người sử dụng cần ghi nhớ và áp dụng để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động ổn định.

Bảo dưỡng máy nén khí công nghiệp hằng ngày

Hằng ngày, bạn cần kiểm tra hệ thống chính của máy nén để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định. Công việc kiểm tra máy bao gồm: kiểm tra và duy trì mức dầu trong bồn chứa dầu nằm giữa kính thăm dầu; khi máy chạy cần kiểm tra về độ rung và những tiếng ồn bất thường. Trường hợp máy có tiếng ồn lớn thì nguyên nhân chủ yếu là do dây culoa bị chùng, hết dầu ở đầu máy hay bulong lắp ráp bị lỏng,… Khi đó, người dùng cần kiểm tra lại các bộ phận trên và khắc phục nhanh chóng.

Ngoài ra, người sử dụng còn có thể lựa chọn xả van đáy bình chứa khí 4 tiếng hay 8 tiếng mỗi lần, phụ thuộc vào độ ẩm trong không khí. Do nguyên tắc hoạt động của máy nén là hút khí từ không khí và nén vào bình nên nếu độ ẩm không khí cao thì lượng nước đọng trong bình sẽ lớn và khi đó chúng ta cần phải xả van đáy của bình chứa để xả hết nước ra ngoài, giúp bình có đủ không gian chứa khí.

bảo trì cho máy nén khí Puma

Bảo trì cho máy nén khí Puma hàng ngày để phát huy hiệu quả sử dụng của thiết bị

Bảo dưỡng máy nén không khí Puma Đài Loan hàng tuần

Trong quá trình sử dụng và bảo trì bảo dưỡng cho máy nén khí Puma, người dùng cần chú ý kiểm tra và có kế hoạch bảo dưỡng thiết bị theo tuần với các công việc cần làm là:

Làm sạch bộ lọc khí: nếu bộ lọc bị nghẹt sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của máy, làm giảm nhiệt, giảm tuổi thọ của nhớt.

Làm sạch tất cả các linh kiện bên ngoài: người dùng cần vệ sinh bộ tách nước, van xả dầu, van khống chế,… của máy nén khí và đảm bảo các ống giải nhiệt ở hai đầu thiết bị được sạch sẽ. Máy bị đóng bụi, bẩn có thể tạo ra nhiệt độ cao khác thường và gây ảnh hưởng xấu tới các linh kiện bên trong.

Kiểm tra hoạt động của van: thực hiện kéo vòng hay cần van an toàn để kiểm tra.

>> Bài liên quan: Hướng dẫn sử dụng máy nén khí Puma Đài Loan an toàn

Bảo dưỡng máy nén hàng tháng

Để đảm bảo rằng máy nén không khí luôn hoạt động hiệu quả, người sử dụng cũng cần kiểm tra thiết bị máy hàng tháng.

Kiểm tra nguy cơ rò rỉ của hệ thống khí: bạn nên kiểm tra các van xả và dây van nối giữa các piston và van từ đầu nén xuống bình chứa khí để xem có bị thủng, dập vỡ hay hoen gỉ không, đảm bảo không gây thất thoát khí nén khi máy hoạt động.

Kiểm tra mức dầu: nếu mức dầu trong bồn chứa dầu đã bị tụt xuống dưới mức quy định thì bạn nên thay ngay lập tức.

Kiểm tra độ căng dây đai: nếu dây đai bị giãn, chùng thì cần tăng độ căng của dây đai hoặc thay dây mới để máy nén vận hành tốt hơn.

Bảo dưỡng máy nén không khí công nghiệp theo quý

Người sử dụng nên thay dầu trong máy định kỳ 3 tháng 1 lần, đồng thời kiểm tra các van và làm sạch muội than ở van, đầu máy. Bạn cũng nên kiểm tra và siết lại tất cả các bu lông, đai ốc,… cho chắc chắn nếu cần thiết. Cuối cùng là quý khách cần kiểm tra chế độ không tải của máy để đảm bảo thiết bị vẫn hoạt động ổn định ở chế độ này.

Trên đây là hướng dẫn cụ thể về quy trình bảo trì phòng ngừa cho máy nén khí Puma đạt chuẩn, mong rằng sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình sử dụng thiết bị này. Mọi thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ hotline 09123 70 282 hoặc 0964 593 282 để được tư vấn miễn phí.