Quy trình và những lưu ý khi lắp ráp máy nén khí

22 Tháng Hai, 2017
lắp ráp máy nén khí

Máy nén khí là sản phẩm có mặt trong rất nhiều ngành công nghiệp, từ giao thông vận tải tới y tế, khai khoáng,… Với những người hoạt động trong các lĩnh vực này, việc tìm hiểu cách lắp ráp máy nén khí cùng là một trong những yêu cầu của công việc. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn một số thông tin về cách lắp đặt thiết bị sao cho an toàn và hiệu quả.

Khi có ý định lắp ráp máy nén khí công nghiệp, người sử dụng cần phải tuân thủ đúng theo quy trình và các lưu ý kèm theo để giúp thiết bị hoạt động tốt và không làm phát sinh những sự cố khó lường. Cụ thể là:

Quy trình lắp ráp máy nén không khí

Trước khi tiến hành lắp đặt cho các sản phẩm máy nén khí, bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ thiết bị, đồng thời kiểm tra lại tất cả các linh kiện cũng như hệ thống lắp ráp. Tiếp đó, bạn hãy thực hiện theo đúng quy trình chuẩn dưới đây:

Lắp đặt thân máy: cần điều chỉnh cơ cấu hai mặt lỗ ốc vít của máy xuống đất, đảm bảo mặt bằng giữa hai lò xo đạt chuẩn. Vì phần thân máy được lắp ráp với nhau bằng các ốc vít nên người lắp đặt cần chú ý kiểm tra sự liên kết giữa các vít và bu lông cho chắc chắn, không sợ bung ra sau một thời gian sử dụng.

Lắp đặt động cơ: đầu tiên, bạn cần lắp đặt con lăn cho máy nén khí công nghiệp, dù là sản phẩm máy nén khí pistonly tâm hay trục vít. Tiếp đó, bạn hãy lắp đặt bộ nối cho khớp với trục bánh đai lên động cơ. Dựa vào kích thước thân máy, người thực hiện lắp đặt có thể điều chỉnh chiều cao của sơ đồ móng, tính toán khoảng cách giữa bộ khớp nối trục và khoảng cách giữa trục khớp nối cần hiệu chỉnh sao cho thích hợp. Một lưu ý khi lắp ráp máy nén khí là khe hở khí của máy không được vượt quá 10%.

Lắp đặt ống nối trung gian và xi lanh: trước tiên, bạn cần vệ sinh sạch sẽ cho xi lanh, các bulong, ống nối trung gian,… và đảm bảo chúng liên kết chặt chẽ với nhau.

Lắp đặt đầu chữ thập và tay biên máy nén khí công nghiệp: dùng cờ lê để kẹp chặt các bulong ở tay biên và kiểm tra khe hở giữa đỉnh khuỷu và bạc lót ở trục khuỷu.

Lắp đặt van khí và piston: người dùng cần điều chỉnh, kết nối các bộ phận như: xi lanh và thân đầu chữ thập, đầu chữ thập và cán piston trên xi lanh và nắp xi lanh; lắp khoang van, nắp ép van khí và kẹp chặt bulong van khí. Vì là công đoạn rất quan trọng, đòi hỏi có kỹ thuật cao nên bạn phải tỉ mỉ, cẩn thận để các chi tiết được khớp nối chặt, không bị bong ra khi sử dụng sau này.

Lắp ráp máy nén khí theo đúng quy trình

Lắp ráp máy nén khí theo đúng quy trình tiêu chuẩn

>> Bài liên quan: Khi lắp đặt máy nén khí cần chú ý điều gì?

Một số lưu ý khi lắp ráp máy nén khí

Chọn vị trí lắp máy: bạn nên lắp đặt máy nén không khí trong một phòng riêng là tốt nhất, vì nó sẽ thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng và tránh các tác động của môi trường tới hoạt động của máy khi vận hành. Phòng để máy cần thoáng gió, đủ sáng, hành lang rộng để đi lại và dịch chuyển máy dễ dàng. Nhiệt độ phòng đặt máy cũng nên ở trong khoảng 5 – 40ºC để cho thiết bị có hiệu suất làm việc tốt nhất, kéo dài tuổi thọ của dầu bôi trơn.

Khi lắp ráp máy nén không khí ngoài trời, người dùng nên làm mái che mưa, nắng để tránh gây hư hỏng máy. Mái che cho máy cần đặt cách mặt máy tối thiểu là 40cm để tránh gây cản trở khí nóng của máy thoát ra.

Nên lắp đặt máy nén khí công nghiệp ở những nơi ít bụi, có không khí trong lành. Lý do là vì không khí bẩn sẽ làm tuổi thọ dầu máy giảm xuống, cần phải thường xuyên vệ sinh, thay lọc gió lọc dầu của thiết bị.

Trên đây là những thông tin cơ bản về quy trình là một số lưu ý khi lắp đặt máy nén khí, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn khi muốn thiết bị làm việc tốt và có tuổi thọ dài lâu. Để được tư vấn miễn phí về các sản phẩm máy nén không khí cũng như một số chú ý khi sử dụng, bảo quản, quý khách có thể liên hệ 09123 70 282 hoặc 0964 593 282.