Sử dụng phương pháp cách li để chẩn đoán sự cố máy nén khí

6 Tháng Bảy, 2017
Sử dụng phương pháp cách li để chẩn đoán sự cố máy nén khí

Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp được người dùng và các nhân viên kỹ thuật áp dụng để chẩn đoán sự cố, hỏng hóc xảy ra ở máy nén khí. Tuy nhiên, phương pháp cách li được ưa chuộng hơn cả; giúp cho người dùng chẩn đoán chính xác “ căn bệnh” mà máy nén đang mắc phải, đồng thời thực hiện thao tác kiểm tra, sửa chữa các chi tiết máy dễ dàng và kịp thời.

Vậy phương pháp cách li là gì? Và được áp dụng trong thực tế ra sao? Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin gửi đến những thông tin chi tiết về phương pháp này mà người dùng nên tham khảo và thực hiện.

Bài viết liên quan:

Các sự cố thường gặp ở máy nén khí và cách khắc phục nhanh chóng

Cách sửa máy nén khí và một số lỗi thường gặp

Như thế nào được gọi là phương pháp chẩn đoán cách li?

Chẩn đoán sự cố máy nén khí bằng phương pháp cách li, là thao tác người dùng tách rời các linh phụ kiện nghi ngờ chúng là nguyên nhân gây ra hỏng hóc và các vấn đề kỹ thuật với các linh kiện khác còn lại; nhằm tạo sự thuận tiện cho việc phân tích, phán đoán sự cố chính xác hơn.

Áp dụng phương pháp cách li cho việc chẩn đoán sự cố máy nén khí

Với phương pháp này, khi người dùng tiến hành tháo rời một bộ phận nào đó ở máy nén khí mà hiện tượng lập tức biến mất; như vậy, chứng tỏ bộ phận người dùng vừa tháo xảy ra sự cố hoặc bộ phận này đã trực tiếp gây ảnh hưởng đến toàn bộ máy nén. Còn trong trường hợp khi bạn đã tách rời chi tiết khả nghi mà sự cố vẫn diễn ra và lỗi không được cải thiện tình hình, thì có nghĩa rằng sự cố không do chi tiết được tháo mà rất có thể là do bộ phận khác gây ra.

Sử dụng phương pháp cách li để chẩn đoán sự cố máy nén khíSử dụng phương pháp cách li để chẩn đoán sự cố máy nén khí

Ví như: Nếu người dùng nghi ngờ mô tơ của máy nén khí bị cháy, dẫn đến mùi khét và thiết bị không hoạt động; thì lúc này cần phải nhanh chóng ngắt nguồn điện, đợi khoảng 15 – 20 phút cho mô tơ nguội, sau đó tháo rời mô tơ máy nén khí trục vít hay piston để thực hiện thao tác kiểm tra. Nếu chi tiết này bị cháy hoặc mài mòn, thì người dùng chỉ cần thay thế mới hoặc sửa chữa theo hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật là máy có thể trở lại hoạt động trong tình trạng bình thường. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều các trường hợp xảy ra, sau khi lắp môtơ vào máy, mà chỉ có mô tơ hoạt động còn những chi tiết khác không “ hợp tác”; điều này cho thấy nguyên nhân dẫn đến lỗi trên không chỉ do mô tơ, mà còn do lỗi từ một hoặc nhiều bộ phận khác trong thiết bị kết hợp thành. Để khắc phục lỗi này,  người dùng cần tháo rời từng bộ phận, chi tiết trong máy nén thực hiện thao tác kiểm tra, vệ sinh hoặc thay mới những linh phụ kiện, sau đó lắp ráp lại và thử nghiệm.

Người dùng cần lưu ý, khi chưa đưa ra kết luận chính xác các nguyên nhân dẫn đến máy nén khí hoạt động không hiệu quả hoặc không biết rõ cấu tạo, cách kiểm tra và xử lý sự cố thì không nên tùy ý thay thế mới hay sửa chữa các chi tiết trong máy; điều này sẽ có thể là nguyên nhân chính khiến cho máy nén khí thêm hỏng hóc.

Chẩn đoán sự cố máy bơm khí nén bằng phương pháp cách li, sẽ mất khá nhiều thời gian nhưng bù lại sẽ mang đến kết quả chẩn đoán chính xác. Thêm vào đó, giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng, đưa ra so sánh mức độ quan trọng và năm bắt được chức năng của từng chi tiết trên máy.

Với những thông tin như trên, hy vọng người dùng đã nắm bắt được cách thức chẩn đoán sự cố trên máy nén khí và áp dụng vào thực tế khi thiết bị xảy ra lỗi. Người dùng có nhu cầu biết thêm thông tin chi tiết khác trong khắc phục sự cố ở thiết bị, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 09123 70 282098 993 7282 để nghe tư vấn, giải đáp nhanh chóng, thắc mắc.