Tại sao phải dùng rơ le cho máy nén khí?

8 Tháng Bảy, 2017
Tại sao phải dùng rơ le cho máy nén khí

Trong quá trình máy nén khí hoạt động không thể tránh khỏi những sự cố xảy ra ngoài ý muốn như áp suất lên quá cao hoặc bị hạ xuống thấp đột ngột và nhiều vấn đề ở dầu gây nguy hại cho cả hệ thống máy nén khí và đe dọa đến tính mạng người vận hành. Do đó, để đảm bảo an toàn và giảm thiểu các sự cố trên, rơ le được sử dụng cho máy bơm khí nén.

Với nhiệm vụ bảo vệ máy nén khí, tự động ngắt và bật máy khi thiết bị đã đủ áp suất hay khi lượng khí trong bình thấp hơn mức cần dùng, rơ le là một trong những bộ phận không thể thiếu vắng trong máy nén khí.

Bài viết liên quan: Vai trò và nhiệm vụ của các chi tiết máy nén khí không dầu

Kiểm tra hiệu suất dầu máy nén khí

Đối với các máy nén khí trục vít thì áp suất dầu luôn thay đổi, trong khi đó người dùng không thể kiểm tra dầu liên tục mỗi ngày. Vì vậy, để biết được hiệu suất dầu đang ở tình trạng nào và đưa ra những giải pháp kịp thời, thì rơ le được trang bị cho máy nén khí để kiểm tra hiệu suất dầu máy nén khí.  Trong trường hợp, lượng dầu trong cacte đủ thì rơ le sẽ không có phản ứng gì. Còn đối với trường hợp hiệu áp dầu không đủ, thì dây điện trở sẽ làm nóng thanh lưỡng kim loại của rơ le làm ngắt nguồn điện vào máy. Đồng thời báo lỗi.

Rơ le  bảo vệ máy nén khí khi áp suất quá thấp hoặc quá cao

Một hệ thống khí nén phải làm việc trong một giới hạn áp suất được cài đặt sẵn ( tùy thuộc vào từng loại máy và nhu cầu làm việc). Nếu như áp suất giảm xuống quá giá trị cho phép hay tăng quá cao mà không có bất kỳ thao tác nào để khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến lượng khí nén giảm, lưu lượng khí nén không đều, và máy xảy ra các sự cố kỹ thuật nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, khi máy nén khí Puma, máy nén khí Compkorea, máy nén khí Fusheng, Pegasus,… được trang bị rơ le thì rơ le sẽ ngắt điện khi có sự cố để bảo vệ và duy trì hoạt động ổn định cho máy và toàn hệ thống thiết bị trong dây chuyền sản xuất.

Khi máy nén khí ở trạng thái bình thường, 2 tiếp điểm của rơ le luôn đóng nhưng khi áp suất bị tụt xuống thấp, thì lúc này màng xếp của máy co lại. Do lực của lò xo lớn hơn nên 2 tiếp điểm bị tách ra ngắt hoạt động của máy. Khi vận hành máy trở lại, người dùng cần ấn nút reset.

Còn đối với trường hợp khi áp suất đạt tới giá trị max, rơ le sẽ tự động ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn và hạn chế sự cố với máy nén khí. Khi áp suất lên cao tới một giá trị đã được cài đặt sẵn thì màng xếp giãn ra có lực lớn hơn lực căng của lò xo tác động nên các tiếp điểm tách ra dẫn đến ngắt điện máy nén khí.

Tại sao phải dùng rơ le cho máy nén khí Tại sao phải dùng rơ le cho máy nén khí?

Cách điều chỉnh rơ le máy nén khí

Người dùng nên tự trang bị kiến thức điều chỉnh rơ le cho máy nén khí trục vít hay piston của mình, nhằm giúp thiết bị hoạt động ổn định, hiệu quả. Dưới đây chúng tôi đưa ra những cách thức điều chỉnh rơ le phổ biến mà người dùng nên tham khảo và áp dụng.

– Đối với máy nén khí sử dụng nguồn điện 220V thì các rơ le nén khí được điều chỉnh áp lực là 8kg, hay máy nén khí sử dụng nguồn điện 380V thì các rơ le nén khí được điều chỉnh áp lực là 12kg và còn phụ thuộc vào áp lực cần sử dụng.

– Muốn điều chỉnh rơ le tự ngắt, trước hết mở nắp rơ le ra, vặn rơ le theo chiều kim đồng hồ nếu muốn tăng áp suất và vặn rơ le ngược chiều kim đồng hồ để giảm áp suất khí nén.

Với những thông tin như trên, hy vọng sẽ hữu ích cho người dùng máy nén khí. Người tiêu dùng còn có thắc mắc nào khác liên quan đến thiết bị, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 09123 70 282098 993 7282 để nghe tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh chóng, miễn phí.