Tại sao tủ chống ẩm bị hỏng? Cách sửa chữa đơn giản

10 Tháng Tám, 2022

Tủ chống ẩm là thiết bị chuyên dụng cho khả năng hút ẩm, tạo không gian khô ráo để bảo vệ các thiết bị như máy ảnh, máy quay,… Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng tủ chống ẩm bị hỏng có thể khiến độ ẩm trong tủ cao, ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị cần bảo quản. Dưới đây là nguyên nhân cũng như cách sửa chữa một số lỗi tủ chống ẩm bị hỏng đơn giản.

Tủ chống ẩm bị hỏng màn hình hiển thị

Hầu hết những chiếc tủ chống ẩm hiện nay đều là dòng máy máy điều khiển bằng màn hình kỹ thuật số. Thiết bị được thiết lập hệ thống màn hình bên ngoài máy kết hợp cùng các nút bấm ngay phía ngoài. Người dùng không cần mở tủ vẫn có thể theo dõi, điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm phù hợp.

tai-sao-tu-chong-am-bi-hong-cach-sua-chua-don-gian-1

Tủ chống ẩm sau một thời gian sử dụng khó tránh khỏi hỏng hóc

Sau một thời gian dài sử dụng, màn hình hiển thị của tủ chống ẩm bị hỏng với hai trường hợp phổ biến là:

  • Màn hình bị tắt hoàn toàn, không hiển thị độ ẩm, nhiệt độ.
  • Màn hình vẫn hiển thị các thông số về nhiệt độ, độ ẩm nhưng bị sai lệch dù đã điều chỉnh nhiều lần.

Nguyên nhân khiến màn hình tủ chống ẩm bị hỏng có thể do chúng bị hết pin hoặc là nguồn điện vào bị chập chờn. Đồng hồ bị lỗi ngay từ đầu cũng khiến kết quả hiển thị không chính xác. Hoặc cũng có thể là do đồng hồ bị quá tải dẫn đến cho sai số.

Cách khắc phục

Nếu màn hình của tủ chống ẩm bị tắt hẳn, tối đen, không hiển thị thông số thì hãy thử rút nguồn điện ra, đợi khoảng 30 phút thì cắm lại. 

Trong trường hợp màn hình vẫn sáng, các thông số vẫn hiển thị nhưng không chính xác thì chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm của tủ bằng nhiệt ẩm kế. Tiến hành hãy tắt tủ, rút nguồn điện ra trong khoảng thời gian 1 giờ. Sau đó cắm nguồn điện để tủ chống ẩm hoạt động trở lại, sử dụng nhiệt ẩm kế đo các thông số của tủ ở thời điểm hiện tại. Nếu số liệu đo được trùng với số liệu mà màn hình đang hiển thị, thì tủ đã hoạt động bình thường. Nếu như vẫn bị sai số thì hãy đem tủ đến các cơ sở sửa chữa chuyên nghiệp.

tai-sao-tu-chong-am-bi-hong-cach-sua-chua-don-gian-2

Màn hình bị lỗi là sự cố khá phổ biến

Tủ chống ẩm bị hỏng cửa, ổ khóa

Việc cửa tủ chống ẩm bị hỏng có thể khiến cho không khí ẩm từ bên ngoài đi vào. Điều này khiến cho độ ẩm trong tủ cao lên, hiệu quả hút ẩm kém đi, tốn điện mà các vật dụng bảo quản trong tủ có thể bị hư hỏng. 

Việc đóng mở quá thường xuyên có thể khiến cho tủ không còn kín khít nữa. Tại phần cửa thường có gioăng cao su, lâu ngày gioăng bị mòn đi khiến tủ không kín. Nếu như cửa tủ hút ẩm bị hỏng do gioăng cao su thì chỉ cần thay mới là được. Gioăng cần phù hợp với kích thước cánh cửa.

Những chiếc cửa bị lỏng, không khít, thường tự mở tạo những khe hở nhỏ thì bạn nên sử dụng chìa khóa để khóa kín tủ lại.

tai-sao-tu-chong-am-bi-hong-cach-sua-chua-don-gian-3

Gioăng cao su ở cửa có thể bị dãn

Ổ khóa cũng là bộ phận chịu nhiều tác động từ người dùng. Chúng thường gặp tình trạng bị kẹt, khó mở,… Nguyên nhân có thể do ổ khóa quá bẩn, bị khô dầu,… Do đó, chúng ta cần vệ sinh sạch ổ khóa, tiến hành tra dầu bôi trơn để dễ dàng mở khóa.

>>> Xem thêm: tủ chống ẩm 80l

Tủ chống ẩm quá nóng, xuất hiện âm thanh lớn

Những chiếc tủ chống ẩm vận hành rất êm, không gây ồn. Chúng cũng không quá nóng do được trang bị hệ thống tản nhiệt. Do đó, nếu tủ của bạn gặp phải tình trạng này thì có khả năng là do IC của tủ gặp sự cố.

Với sự cố này, chúng ta nên tắt máy, rút nguồn điện và để máy nghỉ ngơi khoảng 1 – 2 tiếng để làm mát máy. Sau đó cắm lại, nếu sự cố vẫn tiếp tục thì chúng ta cần phải đưa máy đến những đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp.

Tủ chống ẩm bị hỏng một số phụ kiện

tai-sao-tu-chong-am-bi-hong-cach-sua-chua-don-gian-5

Khay trượt có thể bị lỏng lẻo

Bên cạnh những chi tiết chính, những chiếc tủ chống ẩm này còn có thể gặp một số sự cố từ một số phụ kiện như:

  • Khay trượt: bộ phận này có sự tác động lớn của người dùng khiến chúng bị lỏng ốc, rít không trượt được, khay chứa yếu,… Nếu chúng quá lỏng lẻo thì chúng ta nên vít chắc chắn lại. Còn nếu khay quá yếu thì cần thay mới để không bị “sập” khi chứa nhiều đồ.
  • Đèn LED: trong tủ thường có hệ thống đèn chiếu sáng để theo dõi bên trong dễ dàng. Đèn có thể bị chập chờn, cháy,… Chúng ta chỉ cần thay đèn mới là được.
  • Chân đế: tủ chống ẩm thường có 4 chân đến ngắn để nâng cao tủ so với sàn. Nếu chân đế bị gãy có thể khiến tủ bị kênh. Bạn nên hàn chân gãy lại để đảm bảo độ cân bằng.
  • Nút bấm điều khiển: việc ấn nút điều khiển quá nhiều có thể khiến những phím bấm này bị “liệt”. Bạn không thể tự sửa chữa lỗi này mà cần mang tủ đến các tiệm sửa chữa chuyên nghiệp.

Trên đây là một số nguyên nhân về tình trạng tủ chống ẩm bị hỏng. Bạn chỉ nên tự khắc phục những lỗi nhỏ, cơ bản, còn những lỗi phức tạp thì nên gọi bảo hành hoặc đem đến những đơn vị chuyên nghiệp.