Tự luyến là gì? 4+ Biểu hiện người tự luyến

9 Tháng Chín, 2022
Tự luyến là một tính cách không tốt của con người

Giữa bộn bề cuộc sống hiện đại, ngày càng xuất hiện thêm nhiều căn bệnh về tâm lý. Nhiều người cho rằng, tự luyến chỉ là một biểu hiện của người tự tin thái quá về ngoại hình, tính cách. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh đây là một loại bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tự luyến là gì? Biểu hiện, triệu chứng và cách chữa trị căn bệnh tâm lý này.

Tự luyến là gì?

Tự luyến là một tính cách không tốt của con người

Tự luyến là một tính cách không tốt của con người

Hiểu đơn giản, tự luyến cũng là một dạng tính cách ở con người. Thông thường, ở những người tự luyến họ thường đề cao bản thân mình một cách thái quá. Họ luôn cho bản thân mình là vượt trội, là giỏi giang và nổi bật hơn với người khác. Thậm chí, họ còn cảm thấy bị ám ảnh bởi chính tài năng của bản thân.

Vậy bệnh tự luyến là gì?

Bệnh tự luyến trong tên tiếng Anh là Narcissistic Personality Disorder, tên khoa học là “rối loạn nhân cách ái kỷ”.  Bệnh tự luyến là một dạng của chứng rối loạn nhân cách. Những người có tính tự luyến thường cho rằng họ luôn tốt hơn tất cả người khác. Họ nói và dành cho bản thân rất nhiều những lời lẽ tốt đẹp, hoa mỹ mà không quan tâm tới cảm xúc người nghe, những người xung quanh.

Bệnh tự luyến

Bệnh tự luyến

Hội chứng bệnh tự luyến được biểu hiện qua phần lớn mọi mối quan hệ trong xã hội. Đó có thể là bạn bè, gia đình, công việc hoặc thậm chí kể cả tình yêu.

Nguyên nhân bệnh tự luyến

Nguyên nhân bệnh tự luyến

Nguyên nhân bệnh tự luyến

Vì là một dạng của “rối loạn nhân cách ái kỷ” cho nên đến nay bệnh tự luyến vẫn chưa được xác định các nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, theo nhiều giả thuyết và nghiên cứu đưa ra có những nguyên nhân gây bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ như sau:

  • Có thể xác định dựa vào gen di truyền. Gen di truyền cũng là một trong những nguyên nhân hình thành tính tự luyến khả ái của một người.
  • Xuất phát từ các thói quen, tâm sinh lý được khen ngợi, tâng bốc, cưng chiều ngay từ nhỏ.

Bên cạnh đó, bệnh tự luyến cũng có thể ảnh hưởng bởi văn hóa, môi trường bên ngoài tác động trực tiếp đến tâm lý của con người.

Những biểu hiện của bệnh tự luyến

Mặc dù tính tự luyến có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nguy cơ tự luyến thường xảy ra nhiều hơn ở phái mạnh. Vậy biểu hiện của những anh chàng có tính tự luyến là gì?

Biểu hiện bệnh tự luyến là gì?

Biểu hiện bệnh tự luyến là gì?

Luôn đề cao, coi trọng cái đẹp

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người tự luyến đều rất đề cao và coi trọng cái đẹp. Họ coi cái đẹp là tiêu chí sống quan trọng và không thể thiếu. Theo đó, những người có biểu hiện tự luyến thường yêu bản thân một cách thái quá. Họ luôn trong trạng thái bóng bẩy, chăm chút cho bản thân một cách tốt nhất. Họ luôn xuất hiện trong những trang phục ấn tượng nhất, đầu tóc phải chải chuốt gọn gàng, bóng bẩy và luôn tỏ ra phải hòa đồng, thân thiện với người khác.

Ở những người mắc chứng tự luyến, họ luôn coi hình tượng đẹp hoàn hảo là một chuẩn mực cho bản thân. Tuy nhiên, về lâu về dài tính cách này lại dần bộc lộ ra những điểm yếu; khác hẳn những gì mà chúng ta đã từng gặp trong lần đầu.

Luôn muốn nói đến bản thân

Dù đang nói, thảo luận về bất kỳ vấn đề nào nhưng những người tự luyến luôn có xu hướng thích ngắt lời; hoặc xoay chuyển nội dung cuộc trò chuyện nghiêng về bản thân. Quan niệm của họ là luôn muốn câu chuyện bản thân mình được quan tâm nhiều hơn mọi thứ khác.

Tự cho bản thân mình là giỏi nhất

Tự cho bản thân là nhất, không ai bằng

Tự cho bản thân là nhất, không ai bằng

Những người tự luyến rất thích nghe những lời công nhận và khen họ tài giỏi hơn người khác. Nhiều khi họ luôn tự sùng bái bản thân mình là thiên tài, tự đánh giá cao thực lực và cho những những quan điểm, phương án, kế hoạch của mình đúng.

Đồng thời, họ cảm thấy khó chịu khi người khác phủ nhận năng lực, tài năng cũng như không khám phá ra được sự thông minh ở họ.

Vậy nên, những người mắc chứng tự luyến thường không chịu tiếp thu những đánh giá, ý kiến, sự góp ý hay phê bình của người khác. Họ tự nhìn nhận bản thân thông minh, thông thái hơn các ý kiến đó nên rất khó để thực hiện được các công việc trong tập thể tốt.

Không quan tâm tới nhu cầu người khác

Những người bị tự luyến sẽ chỉ suy nghĩ, quan tâm tới bản thân họ và không nghĩ đến người xung quanh. Trong trường hợp gặp khó khăn thì họ nhờ vả, đòi hỏi sự giúp đỡ từ người khác. Nhưng ngược lại, khi người khác khó khăn họ sẽ phớt lờ, coi như không quen biết.

Phương pháp điều trị bệnh tự luyến

Trong xã hội ngày nay người mắc chứng bệnh tự luyến không cao và cũng không quá nghiêm trọng. Phần lớn những người mắc bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ này đều là các trường hợp nhẹ, mức độ không đáng lo ngại.

Thăm khám, gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn kịp thời

Thăm khám, gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn kịp thời

Tuy nhiên, vấn đề chữa bệnh tự luyến hoàn toàn cũng rất khó. Bởi đây là một trong những chứng bệnh tâm lý. Phần lớn người bệnh tự luyến đều không nghĩ rằng mình bị bệnh. Nên cũng không tìm đến tư vấn, chữa trị từ bác sĩ, chuyên gia.

Vậy nên, phương pháp phổ biến nhất để chữa bệnh tự luyến là dựa vào cách nói chuyện. Theo cách này, các bác sĩ, chuyên gia tâm lý sẽ đi sâu vào tiềm thức bệnh nhân tìm hiểu nguyên nhân và hướng dẫn họ có suy nghĩ cởi mở, tích cực hơn.

Hiện nay, liệu pháp tâm lý được đánh giá là phương thức tốt nhất để phối hợp với gia đình, bạn bè, người thân trò chuyện, tạo mối quan hệ tin tưởng và bền chặt. Thêm vào đó, người bệnh còn có thể áp dụng những thói quen sinh hoạt lành mạnh như ngồi thiền, tập yoga, hạn chế sử dụng những trang mạng xã hội…

Qua bài viết hy vọng mang đến thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về tự luyện là gì? Những dấu hiệu, biểu hiện của bệnh tự luyến từ đó kịp thời thay đổi để hòa hợp, vui vẻ hơn với tất cả mọi người.