Chất đạm là gì? Vai trò của chất đạm ai cũng nên biết

13 Tháng Tám, 2022
Vai trò của chất đạm là gì?

Chất đạm là một trong những nhóm chất dinh dưỡng đảm nhận nhiều chức năng quan trọng cho cơ thể con người. Dù vậy không phải ai cũng hiểu rõ về chất đạm là gì? Vai trò của chất đạm cũng như hậu quả của việc thừa hay thiếu chất đạm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về chất đạm cho bạn đọc theo dõi.

Chất đạm là gì?

Chất đạm hay còn được gọi là protein. Đây là một loại chất căn bản và không thể thiếu cho sự sống mọi tế bào. Chất đạm là thành phần quan trọng trong mô cấu tạo, hỗ trợ bảo vệ cơ thể cũng như tế bào mềm ở khắp các cơ quan trong cơ thể.

Tìm hiểu về chất đạm là gì?

Tìm hiểu về chất đạm là gì?

Cơ thể con người không có chất đạm sẽ không thể phát triển và tăng trưởng, các cơ quan nội tạng cũng không hoạt động được. Protein cũng lưu hành trong máu dưới dạng những hồng huyết cầu, kháng thể, kích thích tố và các diêu tốt. Đạm đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là nguồn duy nhất cung cấp nitrogen. Đây là một chất cần thiết cho mọi sinh vật sống trái đất.

Trung bình, tỷ lệ đạm trong cơ thể con người khoảng 10 đến 20% trọng lượng. Tùy vào thể trạng của cơ thể gầy béo, già trẻ hoặc nam, nữ.

Vai trò của chất đạm là gì?

Chất đạm là một trong những thành phần dưỡng chất quan trọng cho quá trình nuôi dưỡng cơ thể con người. Vậy chức năng của chất đạm là gì?

Vai trò của chất đạm là gì?

Vai trò của chất đạm

Tăng trưởng, duy trì mô

Cơ thể con người chỉ cần một lượng chất đạm nhất định để phát triển và duy trì mô. Tuy nhiên, protein luôn trong trạng thái luân chuyển liên tục. Trong trường hợp thông thường, cơ thể sẽ phá vỡ một lượng protein nhất định để sửa chữa và xây dựng các mô.

Trong các trường hợp khác như bị bệnh, thời kỳ mang thai, sau phẫu thuật hay các hoạt động mạnh nó có thể sẽ phân hủy chất đạm nhiều hơn mức được cung cấp. Vậy nên làm tăng nhu cầu sử dụng protein trong cơ thể.

Làm chất xúc tác cho phản ứng hóa học của cơ thể

Enzyme là những protein có mặt trong cơ thể và hỗ trợ rất nhiều loại phản ứng sinh hóa diễn ra trong và ngoài tế bào. Cấu trúc điển hình của một enzym cho phép chúng kết hợp cùng nhiều phân tử khác nhau bên trong tế bào. Theo đó, protein đóng vai trò là chất xúc tác cần thiết cho phần lớn các phản ứng sinh hóa xảy ra trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Các chức năng của cơ thể cần sự đóng góp của enzyme gồm tiêu hóa, sản xuất năng lượng, co cơ, quá trình đông máu. Thiếu enzyme hoặc việc hoạt động không đúng sẽ khiến cơ thể gia tăng nguy cơ bị bệnh.

Dẫn truyền thông tin

Chất đạm còn đảm nhiệm chức năng quan trọng khác là dẫn truyền thần kinh, giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định và trơn tru. Chất đạm, protein đảm nhiệm vai trò như một sứ giả giúp truyền tín hiệu đến các tế bào, điều hành hệ thần kinh trung ương.

Định hình mô cấu trúc của tế bào

Một số loại protein dưới dạng sợi còn cho khả năng cung cấp cho mô và tế bào độ đàn hồi và độ cứng nhất định. Những loại chất đạm này gồm:

  • Keratin: Loại protein cấu trúc tìm thấy phần lớn trong tóc, da và móng tay.
  • Collagen: Loại protein nhiều nhất trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng hình thành nên cấu trúc của gân, xương, da và dây chằng.
  • Elastin: Loại protein linh hoạt độ đàn hồi rất cao, cho phép hỗ trợ nhiều mô trở lại được hình dạng ban đầu sau khi kéo giãn ví dụ động mạch, tử cung, phổi… hình thành ra khung liên kết các cấu trúc nhất định của cơ thể.

Duy trì độ pH phù hợp cho cơ thể

Protein đóng vai trò như một chất đệm có tác dụng điều chỉnh nồng độ bazơ, axit trong máu và các chất lỏng khác. Nhờ đó đảm bảo cho quá trình vận chuyển ion trong hệ tuần hoàn.

Các protein này vận chuyển nước trong tế bào và các mạch máu, cho phép chất lỏng có trong cơ thể duy trì trong phạm vi độ pH bình thường. Khi lượng protein trong máu mức thấp rất dễ xảy ra hiện tượng phù nề vì áp lực thẩm thấu trong lòng mạch suy giảm.

Cân bằng chất lỏng

Bên cạnh vai trò giúp cân bằng nồng độ pH, chất đạm còn đóng vai trò quan trọng cho vấn đề điều chỉnh quá trình cơ thể, giúp duy trì cân bằng chất lỏng. Globulin và Albumin là những ví dụ điển hình, có trong máu để duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể thông qua việc thu và giữ.

Cơ thể cần được đáp ứng chất đạm mỗi ngày

Cơ thể cần được đáp ứng chất đạm mỗi ngày

Nếu cơ thể không được đáp ứng đủ lượng chất đạm cần thiết, nồng độ globulin và albumin giảm xuống. Đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, lượng chất đạm này không còn đủ khả năng giữ máu trong mạch máu. Chất lỏng bị ép vào khoảng trống giữa những tế bào. Lúc này dễ xảy ra tình trạng phù nề hoặc sưng điển hình nhất là vùng dạ dày. Một trong những dạng suy dinh dưỡng rất nghiêm trọng, được gọi là kwashiorkor.

Tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch

Protein còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ra các globulin miễn dịch. Những kháng thể rất quan trọng giúp hỗ trợ, bảo vệ cơ thể con người trước sự xâm nhập, tác động của các loại virus, vi khuẩn… Bởi nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể, virus, vi khuẩn sẽ phát triển, sinh sôi tự do và gây ra nhiều bệnh tật.

Chiếm tỷ lệ 10 đến 15% năng lượng trong khẩu phần ăn, chất đạm đóng vai trò quan trọng giúp cung cấp năng lượng thiết yếu cơ thể. Theo đó, protein chuyển hóa thành calo trên mỗi gam, bằng hàm lượng năng lượng mà Carbohydrate cung cấp. Ngoài ra, protein còn giúp kích thích cảm giác thèm ăn và có vai trò quan trọng không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Thiếu hay thừa chất đạm tác động đến cơ thể ra sao?

Dù chất đạm đóng vai trò cần thiết và không thể thiếu cho cơ thể con người. Tuy nhiên, các chuyên gia về dinh dưỡng cũng cảnh báo rằng, nếu cơ thể tiêu thụ quá ít hoặc quá nhiều chất đạm trong ngày sẽ gặp những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Cơ thể cần được bổ sung chất đạm đầy đủ, không thừa, không thiếu

Cơ thể cần được bổ sung chất đạm đầy đủ, không thừa, không thiếu

Thừa chất đạm bị bệnh gì?

Có thể kể đến một vài hậu quả khi bổ sung chất đạm quá nhiều cho cơ thể như sau:

  • Tăng cân: Nếu cơ thể bạn dư thừa nhiều chất đạm mà không có kế hoạch tập thể dụng, vận động thường xuyên sẽ khiến lượng chất đạm dần tích tụ trong cơ thể dưới dạng mỡ thừa. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc tăng cân không kiểm soát.
  • Các bệnh về gan, thận và tiềm ẩn nhiều mối nguy khác: Khi cơ thể nạp nhiều chất đạm, các bộ phận như gan, thận phải làm việc liên tục loại bỏ được các chất dư thừa. Việc tiêu thụ protein nhiều trong thời gian dài, liên tục sẽ dẫn đến việc làm suy giảm chức năng gan, thận. Mặt khác, dư thừa lượng đạm nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gout và ung thu. Não, các bộ phận trong cơ thể và hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng nặng nề nếu hàm lượng đạm nạp vào cơ thể mỗi ngày không được kiểm soát.
  • Táo bón: Cơ thể nạp đạm quá nhiều vào cơ thể mà không có sự cân bằng giữa rau củ, tinh bột cũng là nguy cơ gây bệnh táo bón.
  • Mất nước: Protein cần thêm nước hoạt hóa nên có thể sẽ bị mất nước nhiều hơn khi trong cơ thể đang bị nạp quá nhiều hàm lượng chất đạm
  • Loãng xương: “Bội thực đạm” có thể khiến cơ thể kích hoạt khả năng giải phóng axit. Để trung hòa được lượng axit này thì lượng canxi photphat “dự trữ” trong xương cũng cần được giải phóng, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị loãng xương.

Thiếu chất đạm cơ thể có vấn đề gì?

Việc thiếu chất đạm khiến cơ thể dễ xảy ra một vài vấn đề như sau:

  • Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng không tốt: Mỗi khẩu phần ăn thiếu chất đạm ảnh hưởng đến việc hấp thu, vận chuyển các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
  • Gây tình trạng phù nề: Khi hàm lượng protein trong máu quá thấp, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch giảm cũng dẫn đến hiện tượng bị phù nề.
  • Cơ thể suy nhược: Một chế độ ăn thiếu chất đạm khiến cơ thể gặp tình trạng bị suy nhược, gầy yếu, rụng tóc, da bị mất độ đàn hồi, xương và cơ kém phát triển, rối loạn nội tiết tố…

Thực phẩm giàu chất đạm là gì?

Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm giàu chất đạm mà bạn nên kết hợp linh hoạt để sử dụng trong thực đơn hằng ngày. Từ đó giúp đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng protein cần thiết mỗi ngày:

Thực phẩm giàu chất đạm là gì?

Bổ sung thực phẩm chất đạm trong thực đơn ăn uống mỗi ngày

  • Nhóm các loại thịt giàu protein: Các loại thịt là nhóm thực phẩm rất giàu chất đạm. Nó có chứa hàm lượng chất đạm lý tưởng, đầy đủ axit amin thiết yếu và nhiều dinh dưỡng. Ví dụ thịt bò nạc (cung cấp khoảng 24.6gam protein/ 85 gam), Ức gà (cung cấp khoảng 26,7gam protein/ 86 gam), Thịt lợn (27 gam protein/ 100 gam)
  • Chất đạm từ các loại hải sản: Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, protein có trong hải sản là chất dinh dưỡng mang giá trị cao, có khả năng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, ngăn ngừa thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm. Ví dụ: Cá (cung cấp 41g protein/ 180g cá tuyết), Động vật có vỏ (21.8g protein/ 85g ngao)

Bên cạnh đó các loại thực vật như … cũng chứa hàm lượng protein lớn mà bạn có thể cân đối, sắp xếp thêm vào thực đơn ăn uống hằng ngày.

Chất đạm là gì? Chất đạm có chức năng gì? Với những thông tin qua bài viết chắc hẳn quý bạn đọc đã có thêm thông tin hiểu hơn về dưỡng chất protein. Từ đó có kế hoạch, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp. Chúc bạn luôn có sức khỏe thật tốt!