Body shaming là gì? Cách vượt qua nỗi sợ body shaming

17 Tháng Chín, 2022
Body Shaming là gì?

Body shaming đã trở thành vấn nạn phổ biến trong xã hội hiện tại. Đây nỗi khiến sợ của nhiều người, mang đến những lo lắng, nỗi bất an và tiêu cực cho rất nhiều người. Vậy body shaming là gì? Tại Việt Nam, thực trạng này đang diễn ra như thế nào? Làm thế nào để vượt qua được nỗi ám ảnh này? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Body shaming là gì?

Body shaming là một từ tiếng Anh, được dịch xuôi sang tiếng Việt có nghĩa là “ miệt thị ngoại hình”. Hiểu một cách đầy đủ, body shaming là sử dụng những lời nói, ngôn ngữ để chế giễu, chê bai ngoại hình cũng như khuyết điểm của người khác; hoặc chính bản thân mình.

Body Shaming là gì?

Body Shaming là gì?

Thực tế, một số người khi thực hiện điều này không cho rằng họ đang body shaming người khác mà chỉ đơn giản là đang đùa giỡn, trêu đùa bạn bè. Tuy nhiên, đứng trên phương diện là người nghe và nhận lời chế giễu thì dù ít hay nhiều những lời nói này cũng gây cho họ cảm giác buồn, khó chịu. Và thậm chí là tổn thương vô cùng sâu sắc.

Những hình thức body shaming thường gặp

Body shaming có thể là những hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp để châm biếm, chỉ trích về ngoại hình người khác. Đôi khi đó có thể là những lời nói đùa lặp đi lặp lại nhiều lần; hoặc cũng có thể là một lời miệt thị, mắng chửi gay gắt.

Hình thức body shaming thường gặp

Bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể chúng ta đều có thể là mục tiêu người khác nhắm vào để công kích. Ví dụ như màu da, làn da, thân hình, mái tóc…

Hiện nay, tình trạng body shaming được cho là phổ biến nhất phải nhắc đến fat-shaming. Đây là sự chê bai về cân nặng, vóc dáng của người khác. Chỉ một câu nói rất ngắn gọn “béo thế” được lặp lại nhiều lần bởi nhiều người xung quanh sẽ vô tình gây ra sự mặc cảm, tự ti. Thậm chí có thể khiến người bị chỉ trích suy sụp tinh thần.

Không chỉ những người vóc dáng mập mạp mà cả những người thân hình gầy gò, quá ốm yếu cũng dễ trở thành đối tượng bị body shaming.

Bên cạnh đó, body shaming được chia thành hai hình thức là: Miệt thị người khác và miệt thị chính mình. Cụ thể như sau:

Miệt thị người khác

Body shaming người khác

Body shaming người khác

Hình thức body shaming này vô cùng phổ biến. Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình thức này dù ở bất kỳ đâu; là ở trên các trang mạng xã hội hoặc ngoài đời thực. Body shaming, miệt thị người khác thường xuất phát từ những câu nói tưởng chừng rất bông đùa như “béo nhỉ”, “đen quá nhỉ”, “cục than nhỉ”…

Thông thường, những người này lại chưa lường trước được hậu quả của những câu nói này đã gây ảnh hưởng lớn thế nào tới người khác. Với người nó, có thể đây chỉ là câu nói đùa cho vui. Nhưng với người nghe thì hoàn toàn khác. Trên thực tế đây vẫn là cấp body shaming nhẹ hơn khi chưa được biến thành những lời chế giễu, miệt thị gay gắt.

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội thì body shaming ngày càng dễ gặp và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống.

Miệt thị chính bản thân

Tự body shaming chính bản thân mình

Tự body shaming chính bản thân mình

Hình thức body shaming này thường gặp ở những người hay mặc cảm, tự ti về ngoại hình chính bản thân mình. Họ thường tự đánh giá thấp về bản thân; hay có thói quen so sánh với những người xung quanh. Họ cũng cảm thấy không tự tin, lo lắng, bất an giữa đám đông. Chính vì thế, họ luôn cố gắng để tìm mọi cách che đi cơ thể mình.

Ai thích Body Shaming người khác ?

Trên thực tế, những người thích body shaming người khác không phải là những đối tượng bị xã hội coi thường. Mà ngay cả trong chính nhân cách của họ đã là những người tự xem thường bản thân của mình. Họ mắc phải căn bệnh trọng hình thức nên rất dễ mắc phải những suy nghĩ tiêu cực, không tìm được lối thoát.

Body Shaming người khác là một tính cách rất ích kỷ, độc đoán

Body Shaming người khác là một tính cách rất ích kỷ, độc đoán

Một số người có quan niệm rằng, việc chỉ ra những khiếm khuyết của người khác sẽ giúp họ trở nên hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, đây lại được xem là một quan điểm vô cùng nông cạn và kém sâu sắc. Việc bạn dùng những lời lẽ gây tổn thương ai đó hoàn toàn khác với hành động muốn khuyên nhủ, giúp họ trở nên tốt đẹp hơn.

Đừng viện cớ mình muốn giúp họ khắc phục yếu điểm để biện minh cho tính cách ích kỷ, độc đoán của mình. Tuy không gây những tổn thương về thể xác nhưng những lời nói đó sẽ là thứ “con dao” vô cùng nguy hiểm, gây ra tổn thương nặng nề cho người khác.

Dấu hiệu nhận biết hành vi body shaming

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có thể trở thành nạn nhân của miệt thị ngoại hình. Tuy nhiên, làm thế nào để nhận biết rằng mình đang bị body shaming? Hay đang vô tình trở thành người body shaming người khác? Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết ra những hành vi miệt thị người khác.

Đối với người khác

Một số câu nói điển hình như:

  • Sao dạo này tròn quá nhỉ?
  • Mập thế m.
  • Lùn này sao mà với được.
  • Mặt mụn này không chữa à?
  • Người gì toàn xương không vậy.
  • Đã béo mà còn uống nhiều thế à.

Đối với bản thân

  • Mình thấp hơn nhiều so với mọi người quá.
  • Người ta mặc áo đó đẹp thế mà mình mặc xấu quá trời.
  • Vừa lùn vừa béo thế này thì làm gì có ai yêu.
  • Da mặt xấu quá, không muốn gặp ai hết.

Nguồn gốc của body shaming từ đâu?

Theo chia sẻ từ chuyên gia, body shaming đã được sử dụng từ những năm 1997. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với sự phát triển mạnh mẽ công nghệ hóa mà lượng lương thực, thực phẩm được cung cấp vô cùng phong phú và dồi dào.

Nguồn gốc body shaming

Nguồn gốc body shaming

Cũng chính bởi sự khan hiếm thực phẩm đã được giải quyết nên việc sở hữu cơ thể béo khỏe, to lớn không còn là biểu tượng của sự giàu có, sang trọng. Thay vào đó, điều này đã trở thành một khuyết điểm cho vẻ bề ngoài. Chuẩn mực cho cái đẹp dần được thay đổi. Họ cho rằng những người có thân hình thon gọn, mảnh mai mới thực sự là biểu tượng, chuẩn mực của cái đẹp.

Vậy nên, những người có thân hình to lớn, béo phì bị mọi người mang ra bình phẩm, chế giễu ác ý. Đặc biệt nhất phải kể đến giai đoạn bắt đầu từ năm 2011, xuất hiện một một dịch vụ mai mối là Ashley Madison đã tiền hành quảng cáo. Họ đăng tải tấm hình một người mẫu nữ thân hình béo tù lên tạp chí New York Metro. Ngay sau đó, người mẫu đã phải chịu hàng loạt lời chê bai, chỉ trích thậm tệ ảnh hưởng đến tinh thần.

Cũng chính từ thời điểm này cụm từ body shaming đã được đưa vào sử dụng rộng rãi.  Đến nay, nhiều người vẫn tiếp tục sử dụng nó để chỉ về các hành động xúc phạm, hạ nhục và ác ý đến ngoại hình người khác.

Theo nhận định các chuyên gia, miệt thị ngoại hình body shaming có thể gây ra những ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Đồng thời tính nguy hiểm của nó cũng vô cùng cao.

Tiếp đó, đến khoảng năm 2016 cụm từ Body shaming chính thức được cập nhật và xuất hiện trên hệ thống Google nước ta. Sở dĩ, hàng hoạt các ngôi sao, nghệ sĩ nổi tiếng bị chà đạp, miệt thị về ngoại hình. Tuy nhiên, thực tế đây hoàn toàn không phải là một khái niệm mới. Nó chỉ phổ biến và rộng rãi hơn trong những năm gần đây.

Nạn nhân của miệt thị ngoại hình là ai?

Trước đây, hình thức body shaming thường xuyên hướng đến những người có thân hình mập mạp, béo ú, quá cỡ… thì hiện nay, bất kỳ ai trong chúng ta sở hữu những khiếm khuyết trên cơ thể; hoặc chỉ đơn giản là “không vừa mắt” nhiều người cũng có thể trở thành những nạn nhân của miệt thị ngoại hình.

Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của body shaming

Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của body shaming

Tại Việt Nam, những người càng nổi tiếng, càng có sức ảnh hưởng sẽ càng có nguy cơ bị body shaming. Trên thực tế, đã có không ít những trường hợp ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên, youtuber, tiktoker… đã trở thành những nạn nhân của body shaming.

Trong những năm gần đây, một ví dụ điển hình mà hầu như ai cũng nghe qua là Cao Ngân – Thí sinh trong vòng chung kết cuộc thi Vietnam’s next top model. Cũng bởi thân hình cô nàng quá gầy nên đã liên tục nhận những lời bình luận, chế giễu ác ý về ngoại hình. Họ cho rằng cô chính là “bộ xương di động”.

Còn tại những nước phương tây, các hình thức về miệt thị ngoại hình vẫn luôn diễn ra rất phổ biến. Ngay cả những nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng cũng đã từng phải đối mặt với tình trạng body shaming. Điển hình, Adele đã chịu nhiều bình luận, chê bai khi cô vừa hạ sinh con đầu lòng. Đặc biệt, tình trạng này còn diễn ra kịch liệt hơn đối với những thần tượng K-pop. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về ngoại hình cũng đủ khiến họ trở thành mục tiêu dư luận chế giễu.

Tại Hàn Quốc, ngoại hình là yếu tố vô cùng quan trọng. Tại quốc gia này, miệt thị ngoại hình không phải là một tình trạng mới mẻ. Vậy nên, không có gì phải ngạc nhiên khi có đến 20% dân số nước này đã từng làm phẫu thuật thẩm mỹ.

Trên đời này, không một ai hoàn hảo cả. Vậy nên, chỉ cần bạn không vừa mắt một ai. Ngay lập tức, bạn cũng có thể trở thành nạn nhân bị body shaming. Vậy nên, đừng quá quan tâm đến những lời trêu đùa, chê bai, chế giễu, miệt thị từ người khác. Chỉ cần bạn tự tin, thoải mái khi được là chính mình.

Hậu quả nghiêm trọng khi bị body shaming là gì?

Có lẽ, với những người nói thì body chẳng có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, với người nghe, những lời chê bai, chế giễu, miệt thị lại gây ra những ảnh hưởng không nhỏ. Cụ thể như:

Body Shaming để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng

Body Shaming để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng

Cảm thấy mặc cảm tự tin, dễ dẫn đến bệnh trầm cảm

Khi bị người khác miệt thị, chê bai, chỉ trích về ngoại hình người nghe sẽ cảm thấy khó chịu, bực bội. Lâu dần sẽ sinh ra hành vi tự miệt thị chê bai chính bản thân mình.

Những nạn nhân body shaming sẽ không thể gạt bỏ được sự tự ti, những suy nghĩ tiêu cực sau khi bị chê bai, miệt thị về ngoại hình. Từ một người vui vẻ, năng động, tự tin nếu bị body shaming quá nhiều dần chuyển sang tự ti, nhút nhát và cũng khép mình hơn.

Đặc biệt, những bạn trẻ tuổi dậy thì rất dễ để tâm đến ngoại hình. Đây cũng là thời điểm các em có sự thay đổi tâm sinh lý rõ rệt, rất nhạy cảm với các vấn đề về body shaming.

Thực tế, việc body shaming đã gây nên nhiều cái chết chỉ vì họ đã quá mệt mỏi, không chịu nổi áp lực từ việc bị miệt thị, chê bai ngoại hình.

Làm suy sụp tinh thần

Những lời miệt thị, chê trách dường như đã trở thành thứ vũ khí mang tính sát thương cực mạnh. Nếu chỉ là những lời nói bông đùa, những người bị body shaming ban đầu chỉ cảm thấy buồn. Tuy nhiên, nếu những lời chế giễu, chê bai về ngoại hình của mình quá nhiều. Lâu dần họ có thể bị ám ảnh, tinh thần suy sụp.

Làm đẹp phản khoa học

Không ít người khi bị người khác chế giễu, body shaming đã tìm mọi cách khắc phục để xử lý các khuyết điểm của mình. Tránh nhận những lời lẽ khó nghe và không muốn bị bàn tán.

Tuy nhiên không phải người nào cũng chọn cách khắc phục theo hướng tích cực. Sở dĩ, nếu làm theo các cách truyền thống cần đến sự kiên trì. Nhiều người đã chọn cách làm đẹp tiêu cực, không an toàn với mong muốn mang lại hiệu quả nhanh. Sớm lấy lại tự tin cho bản thân mình.

Chẳng hạn, khi bị chê nhiều về thân hình béo phì, thừa cân, mập mạp. Thay vì luyện tập thể thao, xây dựng chế độ ăn uống khoa học thì họ chọn cách sử dụng các loại thuốc giảm cân quá liều; nhịn ăn, kiêng khem quá đà, thực hiện các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ tại những cơ sở kém uy tín …

Những phương pháp này có thể đem lại hiệu quả giảm cân nhanh. Hỗ trợ được bạn nhanh chóng có vóc dáng như ý. Tuy nhiên, nó lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí nguy hiểm cả đến tính mạng.

Cách vượt qua tình trạng body shaming

Nếu bạn hiểu được rằng, mỗi người đều có quan điểm riêng về cái đẹp thì hẳn bạn sẽ luôn cảm thấy vui vẻ hơn, tự tin hơn. Chuẩn mực về cái đẹp luôn luôn thay đổi theo thời gian. Dưới đây là một số tuyệt chiêu giúp bạn nhanh chóng vượt qua nỗi sợ bị body shaming.

Sẵn sàng vượt qua khi bị body shaming

Sẵn sàng vượt qua khi bị body shaming

Nhận thức được rằng không ai hoàn hảo

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cứ hai người sẽ lại có một người không hài lòng cơ thể của mình. Tức là một nửa nhân loại không tự tin với ngoại hình của mình. Thực tế, chính những người hay chê bai, chỉ trích người khác chính là những người thường xuyên tự ti về diện mạo chính mình.

Học cách yêu thương chính bản thân mình

Có lẽ, sẽ rất khó để bạn bỏ hết ngoài tai những lời nhận xét tiêu cực về ngoại hình. Tuy nhiên, nếu học được cách yêu thương chính bản thân mình thì bạn sẽ dễ dàng tiếp nhận được mọi thứ hơn. Dù là bạn người khó trở nên đầy đặn, dễ tăng cân, điều này cũng không sao cả. Miễn là bạn luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mình tốt đẹp hơn từng ngày.

Hãy tự bảo vệ bản thân, sẵn sàng lên án các hành vi body shaming

Body Shaming là một hành vi rất cần lên án. Vậy nên, đừng để những người có hành vi body shaming mượn những lời nói bông đùa thực hiện hành vi tấn công, chê bai, chế giễu người khác bằng lời nói. Hãy lên tiếng về điều này nếu bạn cảm thấy bị xúc phạm. Cũng đừng ngần ngại. Hãy sẵn sàng chia sẻ với bạn bè và những người thân xung quanh mà bạn có thể tin tưởng. Họ sẽ là liều thuốc giúp xoa dịu vết thương tinh thần của bạn hiệu quả.

Mỗi người trong chúng ta khi sinh ra đã là một cá thể độc lập. Không ai giống ai và không ai có quyền bắt buộc ta phải sống theo tiêu chuẩn mà họ đặt ra. Đừng để những quy chuẩn của người khác gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống vốn dĩ rất tươi đẹp của chúng ta.

Miệt thị ngoại hình vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên đây đã trở thành tình trạng phổ biến và có thể gây nhiều ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đọc biết cách bảo vệ cũng như vượt qua được nỗi sợ body shaming để phòng tránh những tổn thương lời miệt thị.