Những công dụng của nước mía – Cách pha, lưu ý khi uống

28 Tháng Chín, 2022
Tìm hiểu về công dụng của nước mía

Còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức một cốc nước mía mát lạnh trong những ngày hè nóng bức. Nước mía là một trong những thức uống phổ biến, ngon, giá rẻ, được nhiều người yêu thích. Nhưng, có bao giờ bạn tìm hiểu về các tác dụng của nước mía là gì không? Theo dõi bài viết sau đây để biết thêm công dụng của nước mía, một số lưu ý khi sử dụng thức uống này nhé!

Những công dụng của nước mía

Nước mía là loại thức uống giải khát được làm từ cây mía bằng phương pháp xay, ép để lấy nước. Vào mùa hè, những ngày nóng bức, nước mía là thức uống giải khát ngon, rẻ được nhiều người lựa chọn. Dưới đây là những lợi ích của nước mía với sức khỏe mà có thể bạn chưa biết.

Tìm hiểu về công dụng của nước mía

Tìm hiểu về công dụng của nước mía

Giúp chống lão hóa

Trong nước mía có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, flavonoid và các hợp chất phenolic giúp cơ thể giữ một làn da sáng, mềm mại và không bị khô. Những chất này cũng có tác dụng trì hoãn các dấu hiệu xuất hiện sớm những nếp nhẫn, lão hóa da.

Điều chỉnh hàm lượng đường trong máu

Hàm lượng đường cao trong nước mía có thể khiến người bệnh tiểu đường thận trọng khi sử dụng loại nước ép vị ngọt này. Tuy nhiên, nếu dùng ở mức độ vừa phải, nước mía có thể mang lại các lợi ích như ngăn ngừa sự tăng đột biến của mức đường huyết, tạo chỉ số đường huyết thấp.

Ngăn ngừa tình trạng sỏi thận, chống táo bón

Nước mía cho khả năng cấp nước cao rất cần thiết cho cơ thể

Nước mía cho khả năng cấp nước cao rất cần thiết cho cơ thể

Với khả năng cấp nước cao, nước mía là một phương thuốc hữu hiệu giúp ngăn chặn, loại bỏ sỏi thận. Thông thường, sỏi thận hình thành bởi cơ thể không được cung cấp đủ hàm lượng nước và chế độ ăn uống thiếu khoa học. Hàm lượng đường vừa đủ trong nước mía có tác dụng tạo áp lực thẩm thấu, tăng hiệu quả lọc nước của thận hiệu quả hơn.

Ngoài ra, với những người bị táo bón, có bệnh dạ dày thành phần kali trong nước mía giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Nhờ đó, hạn chế tình trạng khó đi ngoài rất hiệu quả.

Hỗ trợ, giải độc cho gan

Nước mía được các chuyên gia đánh giá rất giàu hợp chất phenolic và flavonoid. Trong đó, flavonoid được đánh giá là chất kháng viêm, chất chống oxy hóa, chống ung thư, kháng virus và chống dị ứng cho cơ thể. Vậy nên, với những người bị vàng da do viêm gan, uống nước mía thường xuyên sẽ giúp bảo vệ gan khỏi tình trạng bị viêm.

Chữa bệnh vàng da

Uống nước mía đúng cách giúp tăng cường, cải thiện chức năng gan và được đề xuất như một phương thuốc hữu hiệu chữa bệnh vàng da. Vàng da là tình trạng da và kết mạc của mắt có màu vàng bởi nồng độ bilirubin trong máu tăng cao. Trong đó, một trong những nguyên nhân do gan hoạt động kém

Với hàm lượng protein dồi dào, chất dinh dưỡng cần thiết mà nước mía bổ sung cho cơ thể nhanh chóng phục hồi tình trạng này hiệu quả.

Ngăn chặn tế bào ung thư phát triển

Nước mía hỗ trợ ngăn chặn tình trạng ung thư

Nước mía hỗ trợ ngăn chặn tình trạng ung thư

Nước mía chứa các thành phần có tính kiềm như magie, canxi, sắt, kali và mangan. Đặc biệt, với thành phần flavonoid có tác dụng ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển như tế bào ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú.

Cung cấp năng lượng nhanh

Uống nước mía giúp bạn tiếp thêm năng lượng trong thời gian ngắn, tránh làm mất nước trong những ngày nóng bức. Các loại đường đơn trong nước mía cũng được cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng. Nhờ đó, cơ thể  bạn được bổ sung lượng đường tự nhiên, nhanh chóng lấy lại được năng lượng.

Chống mệt mỏi, phục hồi nhanh sau khi sốt

Trong những ngày thời tiết nóng bức, thay vì sử dụng các loại nước tăng lực, nước giải khát lời khuyên cho bạn là nên uống nước mía. Hàm lượng đường glucose trong nước mía được cung cấp ngay cho cơ thể sẽ giúp bổ sung nước, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể trong những ngày thời tiết nắng nóng, khó chịu.

Trường hợp bạn bị sốt, nước mía được xem là thức uống lý tưởng. Chúng sẽ giúp cung cấp hàm lượng protein bị mất khi bị sốt, hỗ trợ cơ thể sớm phục hồi, cải thiện sức khỏe.

Cải thiện vấn đề về răng miệng

Nước mía rất giàu các khoáng chất như phốt pho và canxi có tác dụng củng cố men rằng, giảm nguy cơ bị sâu răng. Thức uống này cũng giúp khắc phục rõ rệt tình trạng hơi thở có mùi do bị thiếu hụt những chất dinh dưỡng trên.

Một số lưu ý khi uống nước mía

Nước mía là một thức uống chứa lượng đường lớn. Vậy nên nếu để lâu, hoặc bảo quản trong điều kiện không phù hợp rất dễ tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi sinh vật, vi khuẩn sinh sôi dẫn đến tình trạng bị nhiễm khuẩn.

Một số lưu ý quan trọng khi uống nước mía

Một số lưu ý quan trọng khi uống nước mía

Ngoài ra, những đối tượng sau đây cũng được khuyến cáo không nên uống nước mía mà ai cũng cần biết:

  • Người đang uống thuốc: Trong nước mía có chứa chất policosanol giúp làm giảm cholesterol xấu cơ thể, ngăn ngừa bệnh lý về tim mạch. Tuy nhiên, nếu đang uống các loại thuốc như thuốc bổ sung, thuốc chống đông máu thì không nên uống. Các loại thuốc này sẽ cản trở công dụng của policosanol.
  • Người đường ruột yếu, hay bị đầy bụng: Nước mía có hàm lượng đường cao, tính lạnh nên đối với những người hay đầy bụng, đường ruột yếu, đi phân lỏng nên hạn chế uống nước mía.
  • Người muốn giảm cân: Hàm lượng đường trong nước mía chiếm đến 70%, còn lại là chất đạm, chất béo và bột. Do đó, nước mía cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, năng lượng và dễ gây tăng cân. Những người muống giảm câm, có nguy cơ bị tiểu đường nên hạn chế uống nước mía thường xuyên nhé.

Một số cách pha nước mía ngon

Nếu không muốn sử dụng nước mía chỉ với một hương vị, bạn cũng có thể pha chúng với quất, cam, hoặc carot để thay đổi vị. Rất đơn giản như:

  • Nước mía quất: Thêm một trái quất vào ly nước mía, vị của chúng ngọt dịu se chút vị chua vô cùng thơm ngon, dễ chịu.
  • Nước mía cam: Hàm lượng vitamin C chua nhẹ của cam cùng vị thơm mát sẽ là lựa chọn rất tuyệt vời cho những ai thích vị cam.
  • Nước mía mix carot: Một hương vị độc đáo, thơm ngon bất ngờ được kết hợp bởi vị ngọt thanh của mía và cay ngọt của carot.

Một số câu hỏi thường gặp về nước mía

Xoay quanh câu hỏi về công dụng của nước mía, chúng tôi đã tổng hợp thêm những thắc mắc của mọi người khi sử dụng thức uống này như sau:

Uống nước mía nhiều có tốt không?

Không thể phủ nhận những tác dụng của nước mía cho cơ thể, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào. Tuy nhiên, uống nước mía nhiều không hề tốt cho sức khỏe. Thậm chí gây ra các tác dụng phụ như đi tiểu nhiều lần, làm tăng huyết áp vì lượng đường trong máu cao, mệt mỏi, tiêu chảy.

Theo khuyến khích từ các chuyên gia mọi người chỉ nên uống 1 cốc nước mía/ ngày. Không nên uống nước mía ở điều kiện nhiệt độ phòng quá 15 phút. Mặt khác, bạn cũng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi mua nước mía tại các hàng quán để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Công dụng của nước mía đối với bà bầu

Trong 3 tháng đầu, nước mía giúp mẹ bầu tăng cường năng lượng, giảm tình trạng bị ốm nghén, mệt mỏi giúp cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thoải mái.

Công dụng của nước mía với bà bầu

Công dụng của nước mía với bà bầu

Ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, nỗ lo hệ miễn dịch suy giảm, táo bón được cải thiện nhờ uống nước mía đúng cách. Hàm lượng kali trong nước mía có tác dụng hỗ trợ cải thiện cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh lý dạ dày. Là phương thuốc rất hữu hiệu để đặc trị táo bón.

Trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, nước mía là một trong những nguồn dinh dưỡng giúp bổ sung năng lượng tốt, giúp mẹ bầu đỡ mệt mỏi, khó chịu.

Nước mía tốt cho phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên mẹ bầu vẫn chỉ nên uống ở một lượng vừa phải. Trong trường hợp gặp các vấn đề về đái tháo đường thai ký hoặc bị đái tháo đường trước đó cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để chắc chắn không gặp phải bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến mẹ và bé nhé.

Nước mía tuy là một thức uống bình dân nhưng mang đến nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Hy vọng bài viết đem đến nguồn thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của nước mía cũng như một số lưu ý cần biết về thức uống này.