Đặc trưng kiến trúc La Mã và những công trình kiến trúc nổi bật

5 Tháng Mười Hai, 2023
Kiến trúc La Mã sử dụng chất liệu vững chắc khó bị tàn phá

Kiến trúc La Mã cổ đại được mệnh danh nghệ thuật kiến trúc kỳ bí, vĩ đại đã đánh dấu một nền văn hóa vô cùng độc đáo. Kiến trúc của thời kỳ La Mã vẫn tồn tại bền vững, được thừa kế và tạo ảnh hưởng đến phong cách kiến trúc của các giai đoạn sau của lịch sử và cả ngày nay.

Lịch sử kiến trúc La Mã cổ đại

Đây là một trong 2 lối kiến trúc nổi tiếng nhất xuất hiện vô cùng sớm ngay từ trước công nguyên. Nó đã đặt nền móng cho sự phát triển của nghệ thuật, phong cách nội thất, xây dựng sau này.

Kiến trúc La Mã với đặc điểm nổi bật qua nhiều công trình còn lại tới hiện tại

Kiến trúc La Mã với đặc điểm nổi bật qua nhiều công trình còn lại tới hiện tại

Kiến trúc thời kỳ La Mã được hình thành theo sự thăng trầm, lịch hình thành của đất nước La Mã (từ khi còn là đất nước theo chế độ nô lệ của người La Tinh cho đến khi trở thành một đế quốc lớn).

Theo các nhà nghiên cứu, nền kiến trúc này kéo dài trong khoảng hơn 4 thế kỷ, bắt đầu từ 100 năm TCN cho đến khoảng 300 năm CN. Đạt cực thịnh trong giai đoạn Cộng Hòa La Mã và Đế quốc La Mã và người ta gọi đây là thời kỳ hoàng kim của kiến trúc, nghệ thuật La Mã.

Kiến trúc La Mã hình thành trên lối kiến trúc Hy Lạp cùng với sự sáng tạo độc đáo đã tạo nên nền kiến trúc nghệ thuật đặc trưng, độc đáo và riêng biệt. Chúng được ứng dụng, chuyển tiếp qua nhiều đời, ngày càng trở nên sáng tạo, tinh xảo. Hiện nay, chúng ta có thể ứng dụng nhiều ưu điểm trong kiến trúc, nghệ thuật La Mã trong các công trình xây dựng khác nhau.

Những nét đặc trưng trong kiến trúc La Mã cổ đại

Mỗi kiểu kiến trúc đều mang những nét đặc trưng riêng, đại diện cho nền văn hóa của thời kỳ tương ứng. Kiến trúc thời kỳ La Mã cổ đại được đánh giá là huy hoàng đồng thời cũng vô cùng tiên tiến trong cách xây dựng.

Các công trình La Mã quy mô rộng lớn, thể hiện sức mạnh

Các công trình La Mã quy mô rộng lớn, thể hiện sức mạnh

Tham khảo: Văn hóa Phục Hưng và những thành tựu nổi bật cho nhân loại

Một số đặc điểm kiến trúc La Mã cổ đại nổi bật

Như đã nói, kiến trúc và nghệ thuật La mã được phát triển trên nền móng kiến trúc Hy Lạp nhưng được sáng tạo để cho ra đời những công trình đặc sắc, độc đáo. Đặc điểm của nền kiến trúc thời kỳ La Mã có những nổi bật như:

Quy mô công trình lớn

Hầu hết các công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng hiện nay đều có quy mô lớn. Chúng có những bức tường dày tạo nên sự đồ sộ, bề thế, tạo cảm giác về sức mạnh, quyền lực của đế chế La Mã thời bấy giờ.

Hầu hết các công trình đều là đền – miếu thờ thần, nơi xử án, quảng trường, nhà tắm công cộng, kịch trường, hý trường, cung điện,…

Đã sử dụng bê tông trong các công trình

Để có thể tạo được những công trình kiến trúc đồ sộ, độ bền cao thì người La mã đã sáng tạo ra bê tông. Chúng được kết hợp từ vôi sống, cao su, cát núi, tro bụi. Nhờ loại vật liệu kết nối này mà các công trình bền vững và vẫn giữ được những vẻ đẹp đặc trưng cho dù đã rất nhiều thời gian trôi qua.

Nổi bật với thiết kế kiểm mái vòm

Đặc điểm nổi bật của kiến trúc La Mã cổ đại đó chính là phần mái vòm rộng lớn. Kiểu mái này tạo nên không gian rộng rãi hơn và thoáng đãng cho những sinh hoạt bên dưới.

Kiểu kiến trúc mái vòm phổ biến trong các công trình La Mã

Kiểu kiến trúc mái vòm phổ biến trong các công trình La Mã

Hệ thống cống rãnh trong các kết cấu

Ngoài việc xây dựng những công trình kỳ vĩ, lớn loa thì người La Mã cổ đại cũng đã phát minh ra hệ thống cống thoát nước để tránh ngập úng gây hư hại cho công trình. Bên cạnh đó, các hệ thống này cũng trở thành các mật đạo (lối đi, nơi trú ẩn) khi có chiến tranh.

Có hệ thống sưởi trong kiến trúc La Mã

Người La Mã cổ đại đã phát minh ra hệ thống sưởi trong nhà giúp điều hòa nhiệt độ. Các công trình có thiết kế bể nước dưới sàn nhà hoặc những cột đất sét giúp mang lại không khí ấm áp hoặc mát mẻ cho công trình.

Điêu khắc và hội họa được kết hợp

Ngoài ra, điêu khắc và hội họa cũng được ứng dụng rất nhiều giúp tạo nên các công trình kiến trúc hoàn thiện hơn:

  • Điêu khắc thời kỳ này được chia thành nhiều loại, ảnh hưởng nặng nề bởi nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp được ứng dụng trong các tượng chân dung, phù điêu trên các mái vòm, cột kèo,…
  • Hội họa: Được kế thừa của người Hy Lạp nhưng giúp chúng ta thấu hiểu hơn về cuộc sống của thời kỳ La Mã cổ đại đồng thời mang lại nhiều tư duy nghệ thuật mới mẻ.
Kiến trúc La Mã sử dụng chất liệu vững chắc khó bị tàn phá

Kiến trúc La Mã sử dụng chất liệu vững chắc khó bị tàn phá

So sánh kiến trúc La Mã cổ đại và kiến trúc Hy Lạp

Mặc dù dựa trên kiến trúc Hy Lạp nhưng kiến trúc La Mã vẫn mang những nét khác biệt. Dưới đây là những điểm khác biệt của 2 nền kiến trúc này:

Thời Hy Lạp Thời La Mã
Về quy mô Thể hiện sự hào hòa, đơn giản giữa kiến trúc + hình thức công trình Quy mô rộng lớn, các công trình được xây dựng đồ sộ, thể hiện sức mạnh, sự hưng thịnh
Về kiến trúc cột Sử dụng các loại cột Doric, Ionic, Corinth thể hiện vẻ đẹp lý tưởng, khỏe khoắn Phát triển theo kiến trúc cột của người Hy Lạp, nổi bật là kiểu cột Toscan, Compose
Về không gian Các công trình có nhiều đặc điểm ấn tượng nhưng không ấn tượng bằng kiến trúc La Mã Có nét rất riêng, thu hút và ấn tượng đặc biệt

Giới thiệu các công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng hiện nay

Do thời gian và các cuộc chiến tranh tàn phá mà các công trình kiến trúc thời La Mã ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số công trình nổi bật, tồn tại như những dấu mốc về lịch sử của Đế chế La Mã:

Đền thờ Pantheon

Kiến trúc độc đáo bên trong đền thờ Pantheon 

Kiến trúc độc đáo bên trong đền thờ Pantheon

Đây là 1 trong những công trình nổi tiếng, được nhiều người biết đến nhất hiện nay. Đền thờ nằm tại thủ đô Roma (Italia). Đền thờ Pantheon được xây dựng vào những năm 118 – 126 (thời vua Hadrianus) là ngôi đền của những vị thần.

Đền được thiết kế theo kiến trúc mái vòm với 1 lỗ hổng lớn để ánh sáng hoặc mưa có thể đi qua. Dưới sàn có hệ thống để nước tự động chảy về phía các bức tường và thoát ra ngoài.

Phần mái vòm lợp bằng đá với đường kính 43.2m, tường nhà dày 6.3m với nhiều hốc, vòm. Đền thờ Pantheon có 2 tầng, tầng dưới cao 13m, tầng trên cao 8.7m được dựng từ các vật liệu bê tông, gạch nung, đá ốp,… Ngôi đền đã tồn tại hơn 2000 năm nhưng vẫn còn giữ được vẻ đẹp của mình và trở thành điểm đến được yêu thích nhất của du khách khi đến Ý.

Đấu trường La Mã Colosseum

Đấu trường La Mã thu hút rất nhiều du khách

Đấu trường La Mã thu hút rất nhiều du khách

Chắc chắn bạn đã từng nghe qua địa điểm nổi tiếng này trong kiến trúc La Mã. Nó được biết đến là công trình bê tông đồ sộ, to lớn và chắc chắn nhất thời cổ đại. Công trình được xây dựng từ những năm 72 – 80 SCN với sức chứa lên đến hàng ngàn người.

Đấu trường Colosseum cao 57m, dài 188m, rộng 158m với lối cấu trúc tự do. Tường bên có chu vi 545m sử dụng hơn 100.000m3 đá travertine, được kết nối với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt.

Đây là nơi diễn ra các cuộc chiến tàn khốc, đẫm máu của các đấu sĩ hoặc của các con vật hung bạo. Địa điểm này cũng là nơi tổ chức các buổi tập trận, diễn kịch hoặc săn thú. Hiện nay, đấu trường La Mã được dùng như một địa điểm du lịch hoặc tổ chức các buổi hòa nhạc, biểu diễn nhạc Rock sôi động…

Lăng mộ Hadrian – công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng

Lăng mộ Trajan kiên cố như một pháo đài

Lăng mộ Trajan kiên cố như một pháo đài

Tọa lạc tại Roma, lăng mộ Hadrian là một tòa tháp – nơi an nghỉ của hoàng đế La Mã Hadrian và gia đình. Lăng mộ được xây dựng trong khoảng từ năm 135 – 139 SCN, nằm bên bờ sông Tiber và cũng là lăng mộ to lớn nhất của người La Mã cổ đại còn tồn tại đến hiện nay.

Kể từ sau khi đế chế La mã sụp đổ thì lăng mộ đã được cải tạo thành 1 pháo đài và những đường nét thanh mảnh trong kiến trúc cũ dường như không còn. Ngày nay, lăng mộ này được sử dụng để làm bảo tàng cho du khách tới tham quan.

Khải hoàn môn Constantinus (cổng chào chiến thắng)

Khải hoàn môn Constantinus trường tồn cùng thời gian

Khải hoàn môn Constantinus trường tồn cùng thời gian

Cổng chào chiến thắng Constantinus tại Roma được cho là được xây dựng để kỷ niệm chiến thắng của Hoàng đế La Mã Constantinus I năm 312. Khải hoàn môn được hoàn thành vào khoảng năm 315 với chiều cao 21m, rộng 25.9m, sâu 7.4m với 1 cổng chính, 2 cổng phụ. Cổng chào chiến thắng có tầng áp mái kiểu Attic với vật liệu chính là gạch trát vữa, đá cẩm thạch.

Nhà tắm chung Caracalla

Một góc kiến trúc La Mã cổ đại tại nhà tắm Caracalla

Một góc kiến trúc La Mã cổ đại tại nhà tắm Caracalla

Nhà tắm chung Caracalla cũng nằm tại Roma và quy mô của nó cũng được xếp thứ 2 trong các công trình kiến trúc La Mã cổ đại còn đến ngày nay.

Nhà tắm Caracalla được xây dựng trong khoảng năm 212 – 217 trong thời Hoàng đế Septimius Severus và Caracalla. Người La Mã cổ đại đã sử dụng hơn 2000 tấn nguyên liệu, hàng vạn nhân công để hoàn thành công trình trên diện tích 14000ha.

Tòa nhà chính có chiều dài 228m, chiều rộng 115m với các phòng tắm được bố trí qua trục chính. Công trình này có sức chứa lên đến 3000 người cùng lúc.

Cột chiến thắng Trajan

Cột Trajan với được chạm khắc 1 cách tinh xảo

Cột Trajan với được chạm khắc 1 cách tinh xảo

Đây là cột chiến thắng được xây dựng nhằm tưởng niệm chiến thắng của Hoàng đế Trajan trong cuộc chiến với Dacia. Cột Trajan có chiều cao 30, với phần thân cột được chạm khắc mô tả những thời điểm quan trọng trong cuộc chiến. Với hơn 2500 nhân vật, 155 cảnh cột Trajan là một bức tranh tái hiện hoàn hảo chiến thắng của Hoàng Đế La Mã Trajan. Đỉnh cột là tượng Hoàng đế Trajan nhưng từ năm 1588 đã được thay bằng tượng thánh Peter.

Cầu dẫn nước Pont Du Gard của kiến trúc La Mã cổ đại

Cầu dẫn nước Pont Du Gard vẫn sừng sững dù đã qua nhiều thế kỷ

Cầu dẫn nước Pont Du Gard vẫn sừng sững dù đã qua nhiều thế kỷ

Cây cầu được thiết kế 3 tầng, chiều dài 275m, chiều cao 49m bắc ngang sông Gardon (phía Nam nước Pháp). Cầu là một phần của hệ thống dẫn nước cho Đế chế La Mã, được xây dựng từ thế kỷ I để dẫn nước từ sông Eure đến thành phố La Mã Nemausus.

Đây là cây cầu dẫn nước đồ sộ nhất trong thời kỳ La Mã cổ đại với chiều dài của cầu Pont Du Gard gồm 3 tầng với chiều dài 275m và độ cao là 49m.

Lời kết

Không chỉ là đại diện của kiến trúc mà các công trình vừa kể trên còn chính là những nhân chứng cho lịch sử, thể hiện sự tài tình trong tư duy xây dựng, sáng tạo của con người La Mã cổ đại. Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghệ thuật kiến trúc của thời kỳ vĩ đại này.