Bạn đang lo lắng liệu đi hiến máu có tốt không? Thức tế, đây không chỉ là một nghĩa cử cao đẹp cho người nhận mà còn mang lại nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe người hiến nữa đó. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về những lợi ích mà bạn nhận được từ việc hiến máu nhé. Đồng thời giải đáp một số thông tin để hiểu rõ hơn về một nghĩa cử cao đẹp này nhé!
Hiến máu là gì?
Hiến máu là khi một người tự nguyện cho đi máu của mình để sử dụng cho các mục đích cấp cứu, điều trị cho người bệnh hoặc nghiên cứu. Người tự nguyện hiến máu có thể hiến máu toàn phần hoặc một số thành phần máu. Cụ thể:
Hiến máu là một hành động nhân đạo, ý nghĩa
- Hiến máu toàn phần: Hiến máu được lấy từ tĩnh mạch của người hiến có chứa các tế bào, huyết tương và chống đông.
- Hiến máu thành phần: Là hiến một hoặc một vài loại tế bào máu; hoặc huyết tương được lấy trực tiếp từ người hiến bằng cách gạn tách và cũng được chống đông.
Theo đó, người hiến máu phải đáp ứng tiêu chuẩn về sức khỏe, tuổi tác và các điều kiện khác.
Đi hiến máu có tốt không?
Nhờ chu kỳ sinh lý máu, việc hiến máu hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nếu thể tích máu được hiến phù hợp thể trạng và tần suất hiến hợp lý. Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo cao đẹp mà bạn có thể dễ dàng thực hiện giúp đỡ người cần truyền máu khi nguy kịch. Bên cạnh niềm vui giúp đỡ được người khác, bạn còn có thể nhận về nhiều lợi ích từ hiến máu như sau:
Đi hiến máu có tốt không?
Kích thích khả năng tái tạo máu
Ước tính, thể tích máu chiếm khoảng 1/10 khối lượng của cơ thể. Như vậy, ở một người trưởng thành nặng khoảng 50kg sẽ có lượng máu vào khoảng 5.000ml. Quy định được hiến máu mỗi lần là không quá 9ml/kg, tức là khoảng 450ml và không quá 500ml ở một lần hiến. Vậy nên, lượng máu được hiến đi là không quá nhiều.
Bên cạnh đó, khi một lượng máu của cơ thể bị mất đi, hệ thống tủy xương sẽ nhanh chóng có phản ứng để tạo ra nguồn máu mới. Điều này, giúp máu cơ thể có cơ hội thay đổi, chất lượng hồng cầu cũng được trẻ hóa nên làm việc năng suất hơn.
Thực tế, chỉ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mới có quá trình mất máu sinh lý do chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. Những đối tác khác như phụ nữ mãn kinh, nam giới các tế bào hồng cầu được thay mới rất chậm chạp, khả năng ứng phó với sự mất máu bị kém đi nếu đột ngột xảy ra thiếu máu. Vậy nên, đi hiến máu định kỳ là dịp giúp nguồn máu trong huyết quản tươi mới hơn cũng như hệ tạo máu được trau dồi thường xuyên.
Hỗ trợ quá trình thải sắt
Khi đủ ngày, hồng cầu sẽ trở nên già hóa rồi bị tiêu hủy. Tuy nhiên, trong nhân hồng cầu thành phần sắt được tái sử dụng tổng hợp hồng cầu mới. Như vậy, lượng sắt trong cơ thể nhìn chung là không hao hụt. Mặt khác, cơ thể chúng ta lại bổ sung sắt qua thực phẩm ăn uống hằng ngày. Và hệ quả là khi chu trình chuyển hóa sắt không được thuận lợi, việc ứ trệ chất sắt tại các cơ quan nội tạng như tim, gan, phổi, thận… gây ra nhiều bệnh lý.
Đi hiến máu có tốt không? Đây cũng chính là một lợi ích mà người hiến máu sẽ nhận được. Bởi khi đi hiến máu là bạn đã hiến cả sắt. Là hành động gián tiếp thải sắt, giảm nhẹ gánh nặng sắt bị tồn dư tại các bộ phận, cơ quan.
Được tư vấn khám sức khỏe miễn phí
Khám sức khỏe trước khi hiến máu là điều bắt buộc ở mỗi người. Bạn phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn về tuổi tác, thể lực, và điều kiện mới được phép hiến máu.
Bạn sẽ được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí trước khi hiến máu
Theo đó, bạn được lấy số đo chiều cao, cân nặng, chỉ số huyết áp. Đồng thời, được bác sĩ trực tiếp thăm khám đảm bảo không mắc bệnh lý nội khoa như suy gan, suy tim, suy thận, các bệnh ác tính, thiếu máu mãn kinh…
Về mặt cơ bản, sức khỏe hoàn toàn bình thường bạn mới được phép hiến máu. Như vậy, mỗi lần hiến máu là một cơ hội để bạn thăm khám sức khỏe của mình miễn phí. Nhờ đó, bác sĩ sẽ giúp bạn sớm phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn như các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp…
Được xét nghiệm về nhóm mẫu, các bệnh lý truyền nhiễm
Mỗi đơn vị máu hiến trước khi được sử dụng đều được xét nghiệm để xác định nhóm máu và những bệnh lý truyền nhiễm thông thường. Trường hợp, khi phát hiện ra các bất thường, túi máu sẽ bị loại ra. Những kết quả của xét nghiệm sẽ nhanh chóng được thông báo tới người hiến máu.
Hiểu đơn giản, đi hiến máu nhân đạo cũng là cách để bạn biết được nhóm máu của mình là gì. Mình có bị mắc bệnh truyền nhiễm nào không? Thực tế đã có không ít trường hợp phát hiện bệnh, sớm điều trị nhờ đi hiến máu.
Được bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe theo quy định hiện hành
Khi hiến máu tình nguyện, người hiến máu sẽ được bồi dưỡng, chăm sóc theo đúng quy định. Bao gồm:
- Được hỗ trợ chi phí đi lại với những người tình nguyện hiến máu, mức hỗ trợ khoảng 50.000VNĐ.
- Được phục vụ ăn nhẹ tại chỗ, mức chi khoảng 30.000VNĐ gồm sữa, bánh.
Ngoài ra, người hiến máu sẽ được cấp chứng nhận hiến máu tình nguyện Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo. Bên cạnh giá trị về tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu này sẽ có giá trị bồi hoàn máu. Nếu từng tham gia hiến máu thì trong suốt cả cuộc đời của bạn không may cần tới máu thì Nhà nước đảm bảo bồi hoàn máu miễn phí đúng với lượng máu mà bạn hiến.
Góp phần mang đến niềm vui trong cuộc sống
Mỗi giọt máu được trao đi không chỉ giúp người bệnh mà còn là một liều thuốc tinh thần dành cho chính bản thân người hiến. Điều này giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn, phấn chấn hơn, yêu đời hơn vì đã thực hiện được một hành động đẹp.
Giải đáp một số thắc mắc về việc hiến máu
Bên cạnh thắc mắc “đi hiến máu có tốt không” dưới đây cũng là một số vấn đề mà chúng tôi nhận thấy khá nhiều bạn cũng quan tâm.
Hiến máu có tăng cân không?
Hiến máu có tăng cân không?
Sau khi đi hiến máu có tăng cân không là vấn đề luôn được khá nhiều người thắc mắc khi đi hiến máu nhân đạo.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, trung bình mỗi người mất đi khoảng 750ml máu cho mỗi lần hiến. Đồng thời, cơ thể đốt cháy một lượng 650 calo tương ứng. Vậy nên, việc hiến máu nhân đạo không tăng cân như một số người đồn đoán. Người hiến máu hoàn toàn có thể kiểm soát cân nặng cũng như lượng calo nhờ vào hiến máu.
Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp sau khi hiến máu tăng cân. Lý giải cho vấn đề này, chuyên gia cho rằng hiến máu tăng cân là vì cơ thể phải sản xuất lượng máu mới để bù đắp lại phần đã hiến nên xảy ra quá trình trao đổi chất mạnh mẽ hơn khi bình thường. Đồng thời cảm giác nhanh đói, thèm ăn, ngủ nhiều diễn ra tần suất cũng nhiều hơn bình thường.
Vậy nên, sau khi đi hiến máu bạn nên kiểm soát lượng thức ăn nạp vào. Đồng thời tăng cường thói quen tập luyện, vận động thì sẽ rất khó xảy ra tình trạng tăng cân. Việc hiến máu có tăng cân không hoàn toàn do bản thân của chúng ta quyết định.
Hiến máu xong có đẹp da không?
Thực tế, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được hiến máu xong giúp đẹp da hơn. Tuy nhiên, cũng có thể việc hiến máu đồng nghĩa thay máu, loại bỏ chất thải cũng như lượng sắt dư thừa của cơ thể ra ngoài. Quá trình tái tạo máu từ tủy xương hoạt động mạnh hơn bình thường. Và làn da của bạn được tiếp máu mới từ đó cũng giúp da hồng hào, khỏe khoắn và mịn màng hơn.
Người gầy hiến máu có tốt không?
Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, nhất là với những bạn gầy. Bởi, gần như mọi người đều cho rằng những người gầy sức khỏe trông có vẻ yếu hơn với người cân đối. Vậy nên, rất nhiều người người băn khoăn đến việc người gầy hiến máu tốt không?
Thực tế, việc hiến máu không gây hại, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Ngoài ra những lợi ích từ hành động hiến máu nhân đạo là rất lớn. Vậy nên, dù bạn có gầy thì vẫn có thể đi hiến máu như bình thường. Chỉ cần bạn đáp ứng đủ tiêu chuẩn về tuổi tác, sức khỏe và cân nặng như yêu cầu.
Đi hiến máu có tốt không là thắc mắc của khá nhiều người. Thực ra, hiến máu chỉ là cho đi một lượng máu rất ít trong cơ thể mà mình không thật sự cần. Hiến máu hoàn toàn không gây tổn hại cho cơ thể, thậm chí còn mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mà khó có một phương thuốc nào có thể thay thế được. Hy vọng rằng, bài viết cung cấp thông tin bổ ích giúp bạn tự tin hơn khi thực hiện hành động nhân đạo này.