Chúng ta vẫn thường hay nghe đến nhiều doanh nhân trong cuộc sống. Vậy bạn hiểu doanh nhân là gì? Văn hóa doanh nhân là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm doanh nhân. Cùng với đó là điểm qua những vị doanh nhân nổi tiếng đã vươn lên từ thất bại, đổ vỡ.
Doanh nhân là gì?
Doanh nhân là gì từ điển? Theo wikipedia, doanh nhân là những người giải quyết được các vấn đề cho người khác để kiểm được lợi nhuận. Tại Việt Nam, doanh nhân là từ được các phương tiện thông tin truyền thông sử dụng để xác định về một tầng lớp gắn với các thành phần kinh tế trong tư nhân và chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện kể từ sau những năm 1990. Họ đều sở hữu một nền kinh tế thành đạt cùng những cống hiến thành công, mang nhiều ý nghĩa to lớn cho xã hội.
Bạn hiểu thế nào về doanh nhân?
Tại Việt Nam, Nguyên thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định chính thức cho phép lấy ngày 13/10 hằng năm là ngày Doanh nhân Việt Nam. Qua đó, nhằm mục đích động viên, cổ vũ phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Đây cũng chính là lời đề nghị của Chủ tịch Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp.
Vai trò của doanh nhân là gì?
Doanh nhân là những người sở hữu năng khiếu rất nhạy bén, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh. Họ tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, vận dụng trong kinh doanh. Họ luôn làm việc một cách chăm chỉ, có kỷ luật và cống hiến cho công việc. Họ có sức ảnh hưởng tới doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung.
Doanh nhân có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia nói chung
Mặt khác, doanh nhân còn rất giỏi trong lĩnh vực quản lý, có năng lực quản trị trong nhiều lĩnh vực khác. Vậy nên, họ có vai trò vô cùng quan trọng. Có thể kể đến các vai trò của doanh nhân sau đây:
- Bằng cách vận dụng kỹ năng, năng lực bản thân, doanh nhân xây dựng, vận hành công ty đem đến hiệu quả cao, giải quyết được công ăn việc làm cho đông đảo người lao động.
- Phát triển dịch vụ, hàng hóa uy tín, chất lượng, đáng tin cậy.
- Tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời mang đến nhiều đóng góp nổi bật, tích cực cho xã hội.
- Góp phần xây dựng và phát triển cộng đồng, thực hiện các vấn đề về an sinh xã hội.
- Doanh nhân là những người lên ý tưởng, kế hoạch và hoạch định các công việc cụ thể để giao cho cấp dưới thực hiện. Họ sẽ thực hiện quá trình theo dõi công việc của người khác và chịu trách nhiệm chung cho kết quả hoạt động của họ.
Văn hóa doanh nhân là gì?
Trong tiếng Anh, văn hóa doanh nhân được gọi là business culture. Có rất nhiều cách hiểu về khái niệm văn hóa doanh nhân. Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu văn hóa doanh nhân là quá trình lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nhân là gì?
Hiểu đơn giản và ngắn gọn, văn hóa doanh nhân là văn hóa của những người làm lĩnh vực doanh nhân. Mục tiêu cuối cùng của doanh nhân là làm giàu. Tuy nhiên, văn hóa doanh nhân sẽ giúp họ làm giàu một cách có văn hóa.
Một vài ý kiến còn cô đọng, súc tích hơn cho rằng văn hóa doanh nhân cần hội tụ đủ 4 yếu tố Tâm, Tài, Trí, Đức.
Dù có thể kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau; với những xuất phát điểm khác nhau song về cơ bản văn hóa doanh nhân cần bao gồm 4 hợp phần như sau: Tổ chất doanh nhân, năng lực doanh nhân, đạo đức và phong cách doanh nhân.
Tố chất doanh nhân là gì?
Tố chất doanh nhân là gì?
Tố chất doanh nhân bao gồm những yếu tố thể chất, tâm lý, nhân cách đặc thù cho phù hợp với các hoạt động của sản xuất, kinh doanh như: có khát vọng làm giàu, có đam mê kinh doanh, dám mạo hiểm, tính toán, chấp nhận rủi ro và có cá tính, khí phách quyết liệt.
Hiện nay bối cảnh hội nhập quốc tế với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và biến động khó lường trên thị trường, các doanh nhân Việt Nam phải có khát vọng, ý chí vươn lên mạnh mẽ khẳng định vị thế của hàng hóa thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.
Phong cách doanh nhân là gì?
Đây là một trong những bộ phận cấu thành nên văn hóa doanh nhân. Bất kỳ doanh nhân nào muốn thành công trong các hoạt động kinh doanh, ngoài yêu cầu về kỹ năng, chuyên môn còn cần nắm vững nghệ thuật trong lãnh đạo, quản lý kinh doanh.
Theo đó, phong cách doanh nhân được tạo bởi các yếu tố kinh nghiệm cá nhân, tâm lý cá nhân, …
Những doanh nhân nổi tiếng nhất thế giới
Không phải ai cũng có thể xây dựng được sự nghiệp thành công mà không trải qua những cay đắng, thất bại. Tuy nhiên, nếu theo dõi câu chuyện của những vị doanh nhân nổi tiếng sau đây, bạn sẽ nhận ra sự thất bại đôi khi chỉ là yếu tố giúp chúng ta mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để đạt được những thành công như mong đợi.
Henry Ford
Công ty ô tô thứ nhất của Henry Ford phá sản. Công ty thứ hai ông đã từ bỏ vì cãi nhau với bạn làm ăn. Và đến công ty thứ 3 tiếp tục xuống dốc vì doanh số bán hàng suy giảm. Tuy nhiên, ông đã nhanh chóng trở thành một trong những doanh nhân nổi tiếng, vĩ đại nhất của Mỹ hiện nay.
Doanh nhân nổi tiếng Henry Ford
Ford đã chứng minh, rút được những bài học sâu sắc sau những thất bại khi công ty ôtô Ford đã làm thay đổi hoàn toàn cho ngành công nghiệp xe hơi và văn hóa với cách mà hệ thống dây chuyền sản xuất của ông đang hoạt động.
Harland David Sanders
Harland David Sanders – Ông chủ KFC nổi tiếng toàn cầu
Hình ảnh vô cùng quen thuộc của gà rán KFC nổi tiếng trên toàn cầu là hình ảnh một một ông già trong bộ vest trắng lịch lãm, chòm râu bạc và chiếc cà vạt màu đen. Đó chính là người đã lập nên KFC, “Đại tá bang Kentucky” Harland Sanders. Ngày nay, gà rán KFC đã có mặt rộng khắp tại hơn 100 quốc gia. Nhưng có thể bạn chưa biết thuở ban đầu, Harland Sanders đã không bán được món gà của mình. Hơn 1.000 nhà hàng từ chối ông.
Tỷ phú xe máy Soichiro Honda
Tỷ phú xe máy Soichiro Honda
Soichiro Honda từng tâm sự rằng, “đối với tôi, thành công có thể chỉ đạt được khi đã trải qua nhiều thất bại và nghiền ngẫm. Trên thực tế, trong tất cả những việc ta làm, thành công chỉ chiếm 1%, 99% khác là thất bại”. Tinh thần làm việc, ý chí và lòng say mê với khoa học là chìa khóa vàng đưa Honda thành công. Soichiro Honda từ biệt thế giới vào năm 1992, nhưng người đời vẫn luôn nhớ và nhắc nhiều đến ông. Mỗi khi nghĩ đến một điển hình của “thiên tài không bằng cấp”.
Bill Gates
Bill Gates hiện giờ đã trở thành tỷ phú, một trong những người giàu nhất trên thế giới. Thực tế, trên con đường thành công của vị doanh nhân này không phải là con đường thẳng trải đầy hoa hồng. Ông bắt đầu cho sự nghiệp kinh doanh của mình với công ty
Traf-O-Data, hoạt động về lĩnh vực xử lý, phân tích dữ liệu từ hệ thống các quầy giao thông đường bộ; tạo ra báo cáo tự động trên luồng giao thông. Đây là một ý tưởng làm việc với nguồn dữ liệu lớn đầu tiên.
Bill Gates cố gắng, thuyết phục trao đổi ý tưởng và hợp tác phát triển cùng đối tác kinh doanh của mình là Paul Allen. Tuy nhiên, sản phẩm của ông không được như mong đợi, thậm chí còn không hoạt động bởi còn quá nhiều thiếu sót dẫn tới thua lỗ. Tuy nhiên, sự thất bại này đã không thể ngăn cản được người đàn ông này tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu để khám phá ra cơ hội mới. Kết quả, chỉ một vài năm sau đó, Bill Gates đã khiến cả thế giới bất ngờ và sững sờ
không thể ngăn cản được người đàn ông này tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi để khám phá những cơ hội mới. Kết quả là một vài năm sau đó, ông đã khiến cả thế giới sững sờ và bất ngờ khi công bố sản phẩm Microsoft với phiên bản đầu tiên của riêng mình. Một bước đi mới đã mở ra hành trình giúp ông thành công gần như là hoàn hảo như hiện nay.
Steve Jobs từng bị sa thải khỏi Apple
Steve Jobs là một doanh nhân với những ý tưởng sáng tạo vô biên của mình. Nhưng bạn sẽ không khởi ngạc nhiên về câu chuyện thất bại của ông từ nhiều năm về trước. Lúc đầu, người ta đã rất ngưỡng mộ khi ông thành công tại Apple lúc chỉ mới 20 tuổi. Tuy nhiên, khi tới 30 tuổi, ban giám đốc của doanh nghiệp này đã sa thải ông.
Không thoái chí trước những thất bại, Steve Jobs đã quyết định thành lập công ty mới có tên NeXT và phát triển nó một cách ngoạn mục, đến mức mà Apple đã phải bỏ tiền ra để mua lại. Theo đó, Steve Jobs đã quay trở lại, chứng minh được khả năng của mình với rất nhiều các phát minh vĩ đại giúp nâng tầm thương hiệu, hình ảnh của Apple lên một tầm cao mới.
R.H. Macy
R.H. Macy đã trải qua một chuỗi liên tiếp các thất bại về bán lẻ trong sự nghiệp. Bao gồm cả một hàng hàng tại New York có tên Macy.
Tuy nhiên, Macy vẫn tiếp tục công việc vô cùng khó khăn ấy và ở độ tuổi 36, Macy đã khởi đầu thành công R.H.Macy & Co, và sau này đã trở thành Macy’s, một trong số những chuỗi cửa hàng bách hóa lớn nhất trên thế giới.
Qua bài viết hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về doanh nhân là gì? Cũng như tố chất, văn hóa doanh nhân là gì? Hy vọng thông tin bài viết hữu ích cho bạn đọc.