Việc áp dụng thành công công nghệ lưu trữ cho các công nghệ điện toán đám mây giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc trích xuất, lưu trữ hoặc sao chép dữ liệu. Kèm theo đó là sự ra đời của nhiều thuật ngữ mới như đồng bộ hóa, đồng bộ hóa dữ liệu, sao lưu…. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các thông tin liên quan đến sao lưu và đồng bộ hóa.
Đồng bộ hóa là gì?
Đồng bộ hóa là cách phối hợp các sự kiện riêng lẻ nhằm mục đích vận hành hệ thống cùng lúc. Theo đó, đồng bộ hóa dữ liệu chính là quá trình trao đổi giữa những thông tin với nhau và đồng bộ hóa hai nguồn dữ liệu theo thời gian.
Đồng bộ hóa là gì?
Hiểu ngắn gọn và đơn giản thì đây là một hình thức giúp người dùng có thể lưu trữ để sử dụng thông tin mọi lúc mọi nơi chỉ cần có kết nối mạng mà không cần phụ thuộc nhiều vào các thiết bị máy móc vật lý như trước.
Một số công cụ phổ biến đồng bộ hóa dữ liệu như: Đồng bộ hóa cho PDA, đồng bộ hóa tập tin, hay đồng bộ hóa đối với máy chủ khóa công cộng với nhau.
Tính năng đồng bộ hóa là gì?
Thông thường, tính năng đồng bộ hóa được trang bị trên các thiết bị công nghệ sử dụng mạng internet truy cập mạng và kết nối với nhiều thiết bị điện tử khác nhau. Sử dụng tính năng đồng bộ hóa giúp bạn dễ dàng kết nối, sao chép và đồng bộ giữa một hoặc nhiều các thiết bị với nhau.
Theo đó, người dùng có thể tùy ý bật tắt tính năng này trên thiết bị của mình như: Điện thoại, máy tính… tùy vào nhu cầu và mục đích mỗi lần sử dụng.
Những lợi ích khi đồng bộ hóa dữ liệu
Đồng bộ hóa dữ liệu giúp người dùng tiết kiệm thời gian, các chi phí cần thiết trong việc mua các loại máy móc, thiết bị vật lý triển khai lưu trữ. Bên cạnh đó, khi cần sử dụng, truy xuất nguồn thông tin cũng trở nên dễ dàng hơn.
Top phần mềm đồng bộ hóa dữ liệu tốt nhất hiện nay
Dưới đây là top công cụ, phần mềm đồng bộ hóa dữ liệu với số lượng đông đảo người dùng mà bạn có thể tham khảo
Dropbox
Dropbox được nhắc đến là một trong những dịch vụ cho phép người dùng đồng bộ miễn phí được các tài liệu cá nhân của mình giữa những thiết bị điện thoại, máy tính khi sử dụng mạng internet. Người dùng có thể dễ dàng thực hiện việc lưu, tải trực tiếp tài liệu của mình lên hoặc về máy sử dụng. Đồng thời được phép truy cập ở bất cứ nơi nào chỉ cần có mạng internet.
Mức độ bảo mật của Dropbox được đánh giá cao. Khi sử dụng dữ liệu luôn được đảm bảo tính an toàn do được quản trị bởi hệ thống máy chủ chuẩn quốc tế. Dịch vụ này giúp tạo ra được các phiên bản tập tin trong 30 ngày. Nhờ đó, cho phép người dùng khôi phục lại được trong trường hợp chẳng may xóa nhầm tập tin.
Hiện nay, Dropbox cho phép người dùng sử dụng dung lượng lưu trữ miễn phí là 2GB. Ngoài ra, người dùng cũng có thể kiếm thêm dung lượng lưu trữ khi thực hiện các yêu cầu của Dropbox.
Google Drive
Google Drive
Google Drive, dịch vụ lưu trữ & đồng bộ hóa tập tin được tạo bởi ông lớn Google đã quá quen thuộc với người dùng hiện nay. Google Drive cho phép người dùng lưu trữ các tập tin trên đám mây, chia sẻ, chỉnh sửa tập tin, tài liệu, bảng tính, văn bản… với cộng tác viên.
Hiện nay, Google Drive cung cấp miễn phí 15Gb cho người dùng khi bắt đầu sử dụng tài khoản để lưu trữ. Theo đó, người dùng có thể lưu trữ qua Google Drive, Google Photos cùng một lúc nếu người dùng muốn giữ dung lượng gốc tránh ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh.
OneDrive
OneDrive là dịch vụ lưu trữ đám mây được phát triển bởi hãng Microsoft. Tương tự như các công cụ đồng bộ hóa khác, OneDrive cho phép người dùng dễ dàng lưu trữ các file, folders, video, các tài liệu quan trọng trực tuyến thay vì phương pháp lưu trữ thông thường trên máy tính. Người dùng có thể dễ dàng sử dụng chúng bằng bất kỳ thiết bị nào và ở bất kỳ đâu.
OneDrive
Hiện nay, OneDrive cho phép người dùng đồng bộ hoặc truy cập dữ liệu từ nhiều trình duyệt web cũng như điện thoại khác nhau. Theo đó, người dùng sẽ dễ dàng hơn trong trường hợp chia sẻ tệp tin này với cộng đồng sử dụng internet mà không cần đăng nhập tài khoản.
Phân biệt sao lưu và đồng bộ hóa
Sao lưu và đồng bộ hóa là hai khái niệm khác nhau. Dưới đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về hai thuật ngữ này.
Phân biệt sao lưu và đồng bộ hóa
Sao lưu là gì?
Sao lưu dữ liệu là quá trình sao chép dữ liệu. Theo đó, dữ liệu trùng lặp này có thể phục hồi lại sau khi dữ liệu bị mất.
Sao lưu dữ liệu giúp các doanh nghiệp tổ chức đảm bảo dữ liệu của họ có tính bảo mật cao. Các thông tin quan trọng vẫn có thể được truy xuất khi xảy ra các tình huống xấu, trường hợp khẩn cấp như trộm cắp, thiên tai…
Trước kia, máy tính sao lưu bằng cách tải các dữ liệu thông tin từ ổ cứng vào đĩa mềm. Những đĩa mềm này sẽ được lưu trữ trong thùng chứa vật lý. Cho đến khi công nghệ phát triển, công nghệ không dây, công nghệ trạng thái rắn lên ngôi các nhà quản lý công nghệ thông tin có các tùy chọn sao lưu dữ liệu từ xa; hoặc có thể tải một lượng lớn dữ liệu xuống các thiết bị di động. Lưu trữ dữ liệu từ xa cũng dễ dàng thực hiện thông qua các dịch vụ đám mây an toàn. Nhờ đó, dữ liệu đảm bảo được tính an toàn ngay cả các trường hợp toàn bộ vị trí hoặc cơ sở xảy ra xâm phạm.
Phân biệt đồng bộ hóa với sao lưu
Đồng bộ hóa dữ liệu là hành động làm cho một tệp hoặc tập dữ liệu vẫn giống nhau ở nhiều các vị trí khác nhau. Còn sao lưu là hành động tạo ra bản sao của các mục dữ liệu, tệp trong trường hợp bản gốc bị hư hỏng hoặc mất cắp.
Trên đây là những thông tin giải đáp về đồng bộ hóa và sao lưu. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về chủ đề này.