Mưa đá là gì? Những trận mưa đá kỳ lạ và đáng sợ nhất

7 Tháng Chín, 2022
Tìm hiểu về hiện tượng mưa đá

Mưa đá là một trong những hiện tượng thiên tai nguy hiểm có thể xảy ra ở tất cả mọi nơi trên trái đất. Nếu bạn đang tham khảo về hiện tượng mưa đá? Sự hình thành mưa đá, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết những trận mưa đá đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Hiện tượng mưa đá là gì?

Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng cục bằng hoặc hạt có kích thước và hình dáng khác nhau do đối lưu cực mạnh từ những đám mây dông gây ra.

Tìm hiểu về hiện tượng mưa đá

Tìm hiểu về hiện tượng mưa đá

Kích thước có thể dao động từ 5mm cho tới hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài centimet, dạng hình cầu không cân đối. Thông thường, những hạt mưa đá sẽ rơi xuống cùng mưa rào. Bên cạnh đó, mưa đá thường kết thúc nhanh trong vòng 5 – 10 phút; hoặc lâu nhất cho cả một vệt mưa khoảng 20, 30 phút.

Mưa đá thường xảy ra tại các vùng núi, khu vực giáp núi, giáp biển còn vùng đồng bằng thì ít xảy ra hơn. Tại Việt Nam, hiện tượng mưa đá có thể xảy ra tại khắp các vùng miền. Riêng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, hàng năm từ tháng 1 đến tháng 5 thường có mưa đá, đặc biệt là từ tháng 1 cho đến tháng 5. Nguyên nhân chủ yếu do những đợt front lạnh cực mạnh tràn về.

Tại sao có mưa đá?

Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, hiện tượng mưa đá xảy ra do sự bất ổn trong không khí giữa luồng khí hậu nóng và lạnh gặp nhau. Khi những đám mây ở gần mặt đất được những luồng không khí bốc lên thì phần trên mây ở nhiệt độ âm, dưới 20 độ C khiến lượng hơi nước trong đám mây biến thành các hạt băng nhỏ.

Tại sao có hiện tượng mưa đá?

Tại sao có hiện tượng mưa đá?

Tuy nhiên, ở dưới tầng mây thấp hơn vì nhiều nguyên nhân nên không thể ngưng kết lại thành băng, biến thành những giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ. Những luồng không khí này liên tục bốc lên cao, mang theo một khối lượng lớn giọt nước lạnh lên tầng trên đám mây.

Ngay sau đó chúng sẽ đông kết với những hạt băng đang tồn tại tầng trên, khiến thể tích hạt băng ngày càng lớn. Khi trọng lượng tăng đến một mức độ nhất định nào đó sẽ bị rơi xuống.

Khi rơi xuống dưới tầng mây thấp, mặt ngoài băng tiếp tục được bọc thêm lớp màng nước. Đồng thời bị những luồng nước khi yếu, khi mạnh không ngừng bốc lên cao tác động. Càng bị các luồng khí tác động lâu thì lớp áo nước của bằng cách va chạm một cách liên tục, dẫn đến dính chặt nhau khiến thể tích băng thể lớn hơn.

Lúc này, những luồng khí đó không thể “tung hứng” băng thể được nữa, đành rơi xuống mặt đất gây ra hiện tượng mưa đá.

Các dạng mưa đá

Mưa đá mưa gồm những hạt “nước đá”có các kích thước khác nhau, rơi xuống từ những khối mây dông đồ sộ; chỉ xảy ra trong những cơn dông mạnh, thường kèm theo mưa rào cường độ lớn trong khoảng từ vài phút đến vài chục phút.

Vận tốc rơi những cục mưa đá từ 30 đến 60 giây

Vận tốc rơi những cục mưa đá từ 30 đến 60 giây

Tuy nhiên, không phải cơn dông nào cũng xảy ra mưa đá. Tần suất cơn dông có mưa đá đá chỉ chiếm dưới 10%. Mưa đá gồm hai dạng như sau:

  • Mưa đá nhỏ dưới dạng các hạt băng trong suốt rơi từ đám mây xuống. Hầu như các hạt mưa đá có hình cầu, đôi khi là hình nón. Đường kính hạt mưa đá có thể bằng hoặc lớn hơn 5mm.
  • Mưa đá dạng hạt nước đá: Những hạt mưa đá này có thể trong suốt, có thể đục một phần hoặc tất cả. Cục đá thường hình nón, hình cầu hoặc không đều. Đường kính có thể từ 5mm đến 50 mm. Mưa đá rơi xuống từ những đám mây, hoặc kết thành màn, hoặc rơi rời rạc không đều.

Trọng lượng những cục nước đá từ 5 gram đến vài ba trăm gram, vận tốc rơi  khoảng 30 – 60m/s, thậm chí đến 90m/s. Chính vì thế, khi rơi xuống các thảm thực vật hoặc mặt đất mưa đá gây nên nhiều thiệt hại vô cùng nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, trong những cơn mưa dông hiện tượng mưa đá thường kèm theo gió rất mạnh, thậm chí là gió lốc với sức tàn phá vô cùng khủng khiếp. Ngoài sức gió mạnh, bản thân mưa đá cũng có khi làm đổ cây cối, đổ nhà, thậm chí gây chết người. Vậy nên, mưa đá đã được xếp vào các hiện tượng thời tiết cực đoan, cực kỳ nguy hiểm.

Tại sao mưa đá chỉ xuất hiện vào mùa nóng?

Hiện tượng mưa đá xuất hiện chủ yếu trong mùa nóng ẩm, nắng nóng gay gắt. Nhất là trong những tháng 4, tháng 5, tháng 6 và tháng 9, tháng 10, tháng 11. Đây chính là khoảng thời gian giao mùa giữa mùa nóng sang lạnh và ngược lại. Khi dòng đối lưu diễn ra một cách mạnh mẽ sẽ hình thành mưa đá.

Tại sao mưa đá chủ yếu xuất hiện vào mùa nóng?

Tại sao mưa đá chủ yếu xuất hiện vào mùa nóng?

Trong không khí hàm lượng nước thường tăng cao vào mùa nóng ẩm, nắng gắt. Khí quyển dưới tầng thấp nóng lên vì nhận được nhiều nhiệt năng. Từ đó hình thành những cột không khí dưới nóng trên lạnh. Lúc này, hiện tượng không khí trong đối lưu diễn ra mạnh mẽ. Những đám mây tích nhiều nước quá sẽ gây ra tình trạng mưa đá.

Dấu hiệu nhận biết sắp xảy ra hiện tượng mưa đá là gì?

Mưa đá là một trong những hiện tượng rất khó để dự đoán được trước. Bởi đây là diễn biến không bình thường của những luồng không khí lạnh và nóng. Dưới đây là một vài dấu hiệu giúp bạn nhận biết hiện tượng mưa đá:

  • Xuất hiện đám mây có dạng hình bầu vú, bị đen sẫm lại.
  • Gió thổi kèm theo giông mạnh với những tiếng ầm ầm, ù ù liên tục.
  • Nhiệt độ không khí bị giảm mạnh.
  • Tiếng động mưa rơi dưới mái nhà phát ra những tiếng động lớn.

Những trận mưa đá đáng sợ và kỳ lạ

Mưa đá đã để lại những hậu quả nặng nề

Mưa đá đã để lại những hậu quả nặng nề

Được xem là những cơn thịnh nộ thiên nhiên, hiện tượng mưa đá nhiều lần khiến con người hoảng sợ vì không còn là một cơn đá đá  bình thường. Dưới đây là những cơn mưa đá được cho là kỳ lạ và đáng sợ nhất đã từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

  • Năm 2010, trận mưa đá tại Nam Dakota, Hoa Kỳ (2010) đã mang theo những viên đá được xác lập là kỷ lục lớn nhất trên thế giới. Theo ghi nhận Ban QUản trị Khí quyển – Đại dương Quốc gia, đường kính viên đá lên đến 20,3 cm. Những viên đá có chu vi 47,3 cm và nặng 0,88kg đã tạo ra những hố va chạm mạnh trên mặt đất, khiến không ít người khiếp sợ và ví nó như những quả bóng chuyền rơi từ trên bầu trời xuống.
  • Năm 1986, trận mưa đá tại Bangladesh vô cùng nghiêm trọng đã được nhà chức trách xác nhận là viên đá nặng nhất trên thế giới với 1kg. Nguy hiểm hơn, trận mưa đá này đã khiến 92 người thiệt mạng.
  • Năm 1888: Trận mưa đá tại Ấn Độ đã khiến hơn 246 người chết, gần 2.000 gia súc và cừu bị chết. Theo ghi nhận từ Tổ chức Khí tượng thủy văn thế giới, những hạt mưa đá to lớn như các “quả cam, quả trứng ngỗng và quả bóng cricket” trút xuống liên tiếp nơi đây đã gây ra những tổn thất khủng khiếp như trên.

Ngoài ra, vào tháng 8/2021 vừa qua tại Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam đã từng ghi nhận trận mưa đá lớn với kích thước hạt mưa dao động khoảng 1 đến 3 cm. Đây được xem là một hiện tượng khá bất thường và trái quy luật. Bởi thông thường, tại đây hiện tượng mưa đá sẽ xuất hiện vào tháng 5, tháng 6 hoặc tháng 10.

Trên đây là những thông tin giải đáp về hiện tượng mưa đá mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Truy cập laprapmaynenkhi.com thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác bạn nhé!