Hiểu đúng về lạm phát – Nguyên nhân, tác động đến kinh tế.

26 Tháng Tám, 2022
Lạm phát lầ gì

Gần đây, những tin tức về  lạm phát luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Lạm phát đã đẩy chi phí các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, xăng dầu vượt ngoài tầm kiểm soát. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lạm phát là gì? Nguyên nhân và tác động của lạm phát đến nền kinh tế ra sao.

Lạm phát là gì?

Lạm phát là gì kinh tế vĩ mô? Trong nền kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của dịch vụ và hàng hóa theo thời gian; hoặc là sự mất giá trị một loại tiền tệ nào đó. So với trước đây, một đơn vị tiền tệ sẽ sử dụng và mua được ít dịch vụ, hàng hóa hơn khi mức giá chung tăng cao.

Lạm phát lầ gì

Tìm hiểu về lạm phát

Với nghĩa thứ nhất, người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ sẽ tác động trực tiếp đến phạm vi nền kinh tế của quốc gia đó; còn với nghĩa hiểu thứ hai, lạm phát của một loại tiền tệ sẽ tác động tới phạm vi mà nền kinh tế đang sử dụng loại tiền tệ đó.

Cho đến nay, phạm vi ảnh hưởng hai thành phần này vẫn là một vấn đề lớn gây nhiều tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô.

Vậy bản chất của lạm phát là gì? Hiểu đơn giản và  ngắn gọn nhất, lạm phát là yếu tố phản ánh về sự suy giảm sức mua trên một loại đơn vị tiền tệ. Còn nếu so sánh với các quốc gia khác thì lạm phát chính là sự giảm giá trị về tiền tệ của nước này so với các loại tiền tệ của nước khác.

Một trong những ví dụ trong thực tế về lạm phát có thể được nhìn thấy vào giá xăng. Giá xăng được tính từ đầu năm 2022 tới nay đã tăng 12 lần. Trong đó, tổng cộng loại xăng E5RON92 tăng 7.967 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 8.505 đồng/ lít trong năm 2022 (số liệu được tính tới ngày 13/06/2022).

Hay vào năm 2018, một cân gạo chúng ta mua có giá 18.000VNĐ nhưng đến năm 2021 cũng là loại gạo đó những một cân đã tăng lên với giá 28.000VNĐ. Đây chính là biểu hiện sự mất giá của đồng tiền, hay còn được gọi là lạm phát.

Một số khái niệm khác liên quan đến lạm phát

Dưới đây là những khái niệm liên quan đến lạm phát mà bạn có thể tham khảo thêm.

Giảm phát là gì?

Ngược lại với lạm phát ta có khái niệm giảm phát. Hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản, giảm phát chính là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế liên tục giảm xuống. Cũng có thể nói giảm phát là dạng lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm.

Giảm lạm phát là gì

Giảm phát là gì?

Thay vì giá hàng hóa, dịch vụ bạn thường mua có xu hướng tăng lên thì giảm phát giá sẽ giảm xuống. Với cùng một khoản tiền bạn có thể mua được nhiều hơn lượng hàng hóa, dịch vụ mà bạn vẫn thường mua. Giảm phát không phải là hiện tượng giảm lạm phát như nhiều người vẫn nhầm lẫn.

Cùng với tình trạng về mức giá chung nền kinh tế giảm xuống thì giá trị của đồng tiền cũng tăng lên. Một đồng nội tệ lúc này của bạn có thể mua được nhiều đồng ngoại tệ hơn.

Ví dụ: Với 25.000VNĐ bạn có thể mua được 1 USD thì khi xảy ra tình trạng giảm phát, bạn có thể chỉ cần 22.000VNĐ là có thể mua được 1USD.

Tỷ lệ lạm phát là gì?

Tỷ lệ lạm phát là gì

Tỷ lệ lạm phát

Trong tiếng Anh, tỷ lệ lạm phát là Inflation rate. Đây là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Theo đó, tỷ lệ lạm phát cho biết rõ mức độ lạm phát của một nền kinh tế.

Thông thường, người ta sẽ tính tỷ lệ lạm phát dựa theo chỉ số giảm phát GDP hoặc chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số lạm phát có thể được tính cho một năm, nửa năm, quý, tháng hoặc giai đoạn 5 năm, 10 năm…

Tỷ lệ lạm phát đóng vai trò như thước đo quan trọng về tỷ lệ giảm xuống sức mua của đồng tiền. Nó cũng là một biến số sử dụng tính toán lãi suất thực, điều chỉnh mức lương.

Rủi ro lạm phát là gì?

Rủi ro lạm phát trong tiếng Anh là Inflation risk. Đây là rủi ro mà giá trị thực trong tương lai của một tài sản, khoản đầu tư hoặc dòng thu nhập bị giảm do xảy ra lạm phát chưa lường trước được.

Hiểu ngắn gọn, rủi ro lạm phát là rủi ro lạm phát làm suy giảm lợi nhuận một khoản đầu tư thông qua sự suy giảm về sức mua. .

Phân loại lạm phát

Đối với những quốc gia dùng tiền mặt làm đơn vị trung gian để thanh toán, lạm phát là một yếu tố, hiện tượng kinh tế tự nhiên, được tính theo đơn vị % với 3 mức độ như sau:

Phân loại lạm phát

Phân loại lạm phát

Lạm phát tự nhiên

Lạm phát tự nhiên xảy ra khi chỉ số dưới 10%/ năm. Khi lạm phát ở mức độ này, nền kinh tế vẫn hoạt động được một cách bình thường, không có nhiều rủi ro và đời sống người dân ổn định.

Lạm phát phi mã

Tỷ lệ lạm phát phi mã xảy ra khi chỉ số từ 10% đến dưới 1000%. Khi xảy ra lạm phát ở mức độ này sẽ làm giá chung tăng lên nhanh chóng, gây ra biến động kinh tế lớn. Người dân lúc này có xu hướng tích trữ vàng bạc, bất động sản, hàng hóa. Hạn chế lựa chọn hình thức vay tiền nếu ở mức lãi suất bình thường.

Siêu lạm phát

Siêu lạm phát là gì? Tỷ lệ lạm phát trên 1000% xảy ra khi mức độ lạm phát tăng đột biến với tốc độ cao và vượt xa với lạm phát phi mã. Hậu quả của tình trạng siêu lạm phát rất nặng nề.

Khi xảy ra, quốc gia đó rất khó để phục hồi được nền kinh tế trở lại như tình trạng ban đầu. Tuy nhiên, tình trạng siêu lạm phát gần như rất ít xảy ra.

Các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Đức, Hungary và Argentina đã từng ghi nhận có những giai đoạn siêu lạm phát xảy ra.

Thuế lạm phát là gì?

Thuế lạm phát là gì?

Thuế lạm phát là gì?

Đây là loại thuế mà gần như quốc gia nào cũng có. Loại thuế này có tính lũy thoái. Hiểu đơn giản và ngắn gọn, những người có thu nhập hơn hơn sẽ phải chịu thuế suất cao hơn.

Ví dụ: Chị A có thu nhập là 1 triệu đồng, số tiền đóng thuế là 200.000 VNĐ. Chị C có thu nhập 10 triệu đồng, đóng thuế với số tiền là 1 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy chị A đóng thuế thấp hơn chị C. Tuy nhiên, ở trường hợp này chị A thu nhập thấp hơn chị C mà phải chịu thuế suất gấp đôi là 20% thay vì chỉ 10%.

Nguyên nhân của tính lũy thoái thuế lạm phát bởi việc tăng giá trong nền kinh tế theo khuynh hướng về các mặt hàng thiết yếu của người thu nhập thấp lại thường cao hơn với những loại mặt hàng cao cấp.

Nguyên nhân của lạm phát

Dưới đây là những nguyên nhân của lạm phát đã được phía chuyên gia phân tích và cho biết:

Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát do cầu kéo

Hiệu ứng cầu kéo xảy ra khi dòng tiền tệ tăng lên, người tiêu dùng có tâm lý chi tiêu tích cực hơn. Từ đó kích tổng cầu về dịch vụ, hàng hóa trong nền kinh tế tăng nhanh hơn so với sản xuất. Điều này dẫn đến việc giá cả rơi vào tình trạng “leo thang” và đồng tiền bị mất đi giá trị. Vậy nên, người tiêu dùng phải chi tiêu nhiều hơn để sử dụng một dịch vụ hoặc mua một hàng hóa.

Ví dụ về lạm phát do hiệu ứng cầu kéo như sau: Hiện nay, ở nước ta giá xăng ngày càng tăng. Tại phiên điều hành giá xăng ngày 21/6/2022 giá xăng đã tăng đến 33.000VNĐ/ lít. Kéo theo đó là giá cước của xe khách, taxi, cũng tăng theo. Đây chính là một biểu hiện rất rõ rệt của lạm phát cầu kéo.

Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát bởi chi phí đẩy là kết quả sự tăng giá các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Khi nguồn cung tiền được chuyển vào tài sản khác hoặc thị trường hàng hóa, nhất là đi kèm theo một cú sốc kinh tế tiêu cực với nguồn cung các mặt hàng chính, chi phí cho tất cả yếu tố đầu vào cũng sẽ tăng lên.

Điều này dẫn đến chi phí cho các thành phẩm hoặc dịch vụ cao hơn. Từ đó sẽ làm tăng mức giá tiêu dùng.

Ví dụ, khi có sự tăng mạnh về giá dầu, chi phí năng lượng cho tất cả những loại hình sử dụng dịch vụ này cũng tăng lên. Kéo theo đó làm tăng giá tiêu dùng.

Lạm phát tích hợp

Lạm phát do tích hợp liên quan tới kỳ vọng thích ứng. Hiểu ngắn gọn, mọi người kỳ vọng vào tỷ lệ lạm phát hiện tại vẫn tiếp tục được diễn ra trong tương lai. Khi giá dịch vụ, hàng hóa tăng lên mọi người sẽ có sự kỳ vọng rằng mức giá này vẫn tiếp tục được tăng với tốc độ tương tự trong tương lai.

Khi đó, họ yêu cầu thêm tiền lương hoặc chi phí để có thể duy trì được mức sống ổn định. Tuy nhiên, khi tiền lương được tăng lên dẫn đến chi phí cho dịch vụ, hàng hóa cao lên. Cứ như vậy, hai yếu tố này sẽ tác động lẫn nhau.

Lạm phát do xuất khẩu

Khi có nhiều hàng hóa, sản phẩm được thu gom để xuất khẩu khiến lượng hàng cung thị trường trong nước giảm rõ rệt. Điều này dẫn đến tổng cầu sẽ tăng cao hơn so với tổng cung. Sự mất cân bằng của hai yếu tố này cũng gây ra lạm phát.

Lạm phát do nhập khẩu

Tương tư, giá nhập khẩu hàng hóa tăng lên bởi thuế sẽ khiến giá bán trong nước cũng bị tăng theo. Mức giá chung trong nước bị giá hàng hóa nhập khẩu đội lên cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát.

Ví dụ: Giá các mặt hàng phân bón trên thế giới tăng cao. Trong khi đó, nước ta nhập khẩu 100% loại phân NPK.

Lạm phát do tiền tệ

Khi Ngân hàng trung ương áp dụng chính sách mua ngoại tệ vào để giữ đồng nội tệ trong nước không bị mất giá. Hoặc phía ngân hàng trung ương mua công trái theo như yêu cầu của nhà nước cũng khiến lượng tiền trong lưu thông tăng lên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra lạm phát.

Tác động của lạm phát đến nền kinh tế

Lạm phát ở tốc độ vừa phải từ 2 – 5 % tại các nước phát triển và dưới mức 10% tại các nước đang phát triển sẽ mang đến những lợi ích tích cực cho nền kinh tế. Bao gồm kích thích vay nợ, tiêu dùng, đầu tư giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội…

Các tác động của lạm phát là gì

Tác động của lạm phát đến nền kinh tế

Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cao sẽ tác động rất nhiều vấn đề trong nền kinh tế của một quốc gia. Chẳng hạn như:

Các hoạt động sản xuất

Lạm phát tăng khiến nhiều mặt hàng là nguồn cung cho các hoạt động sản xuất tăng giá kéo theo giá cả cũng tăng lên.

Tuy nhiên, cùng với đó các nhà cung cấp nguyên vật liệu sẽ thu được nhiều lợi ích hơn khi xảy ra lạm phát. Đồng thời, họ cũng cố gắng tăng thêm lượng dự trữ, tích trữ, dồn ép hàng hóa với mong muốn tăng thêm giá thành bán ra.

Thu nhập và việc làm

Lạm phát xảy ra nhu cầu tiêu dùng của người dân được bỏ ra sẽ còn cao hơn. Theo đó, tiền lương của người lao động cũng được tăng lên tương ứng.

Tuy nhiên, trên thực tế tiền lương được tăng lên vẫn không thể đuổi kịp được tốc độ tăng giá của hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm…

Vậy nên, nếu tình trạng lạm phát kéo dài có thể dẫn tới rối loạn trong thị trường lao động, tạo khoảng cách lớn về thu nhập, phân hóa rõ rệt về mức sống người thu nhập cao với người thu nhập thấp.

Tác động đến tăng trưởng kinh tế

Lạm phát là tình trạng không thể tránh khỏi đối với bất kỳ một nền kinh tế của quốc gia nào. Lạm phát nhẹ có thể thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cao sẽ dẫn đến những bất ổn của nền kinh tế. Cụ thể như:

  • Nâng cao chênh lệch giữa tỷ lệ cung và cầu của thị trường. Chênh lệch cung và cầu ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, giá cả và sức mua hàng hóa trên thị trường.
  • Tạo sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong xã hội. Giá cả leo thang, nhiều người đầu cơ trục lợi, đẩy giá hàng hóa trên thị trường tăng cao và ngày càng trở nên giàu có hơn. Ngược lại, người nghèo thì càng khó tiếp cận với các loại hàng tiêu dùng thiết yếu nên ngày càng nghèo.
  • Lạm phát làm giảm tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Dù đồng tiền bị mất giá nhưng giá cả dịch vụ hàng hóa ngày càng cao. Đặc biệt là giá các tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu cũng tăng theo khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng bị khủng hoảng.

Việc hiểu đúng và đủ về lạm phát rất cần thiết và quan trọng trong bối cảnh sau đại dịch cũng như tình hình chính trị trên thế giới đang căng thẳng như hiện nay. Hy vọng, bài viết đem đến nguồn thông tin tổng hợp hữu ích cho bạn đọc về một hiện tượng trong kinh tế vĩ mô này.