Hô hấp là gì? Những khái niệm về hô hấp bạn cần biết

6 Tháng Tám, 2022
Hô hấp là gì

Hô hấp là điều vô cùng quan trọng đối với con người và động thực vật. Vậy hô hấp là gì? Nó có vai trò như thế nào và làm sao để luôn có hệ hô hấp khỏe mạnh? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về hô hấp trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm hô hấp là gì?

Chúng ta đã biết đế khái niệm về hô hấp từ chương trình sinh học lớp 6, lớp 8 và lớp 11. Qua mỗi chương trình học chúng ta càng hiểu rõ và hiểu sâu hơn về khái niệm này. Cùng chúng tôi ôn tập lại khái niệm hô hấp là gì qua các trương trình học của các lớp nhé!

Định nghĩa về hô hấp được học ở lớp 6

Định nghĩa về hô hấp được học ở lớp 6

  • Hô hấp là gì lớp 6: Hô Hấp là quá trình cây lấy oxy để phân giải các chất cơ và sản sinh ta năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống. Đồng thời thải ra môi trường khí cacbonic và hơi nước. Hô hấp có ý nghĩa quan trọng là vì nó giải phóng ra năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống của cây.
  • Hô hấp là gì sinh 8: Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và thực hiện loại bỏ CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
  • Hô hấp là gì lớp 11: Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy oxy từ bên ngoài môi trường vào để oxi hóa các chất bên trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài. Hô hấp gồm có hô hấp ngoài và hô hấp trong.

Một số khái niệm khác liên quan đến hô hấp

Trong phần này chúng tôi đã tổng hợp lại những câu hỏi và câu trả lời liên quan đến hô hấp để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn.

Hệ hô hấp là gì?

Hệ hô hấp là hệ cơ quan đảm nhận nhiệm vụ trao đổi khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Khi một trong những bộ phận có liên quan đến hô hấp xảy ra vấn đề thì khả năng hô hấp của cơ thể sẽ bị suy yếu. Trong trường hợp không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các bệnh mãn tính về đường hô hấp và nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến tử vong.

Hô hấp là gì

Hệ hô hấp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sự sống. Với chức năng là trao đổi khí giúp cung cấp khí oxy cho các cơ quan quan trọng như não, tim. Đây là 2 cơ quan ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành và nuôi sống cơ thể.

Đường hô hấp là gì?

Ở người, đường hô hấp là một bộ phận của giải phẫu hệ hô hấp có liên quan đến quá trình hô hấp. Đường hô hấp sẽ bắt đầu từ mũi hoặc miệng (con người có thể thở bằng mũi hoặc bằng miệng) đến phế nang trong phổi. Đường hô hấp được chia thành 2 phần đó là đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới.

  • Đường hô hấp trên bao gồm, mũi, xoang, hầu, họng và thanh quản. Nó có chức năng là không khí từ bên ngoài cơ thể sau đó làm ẩm, sưởi ấm và tiến hành lọc không khí trước khi đưa nó vào phổi.
  • Đường hô hấp dưới gồm cây phế quản, khí quản và phế nang. Chức năng của nó là lọc không khí được đường hô hấp trên đưa vào và thực hiện quá trình trao đổi khí.

Đường hô hấp có 2 loại

Đường hô hấp có 2 loại

Cơ quan hô hấp là gì?

Cơ quan hô hấp khí quản có ở hầu hết các loài động vật. Đây là những bộ phận có chức năng chuyển đổi không khí thành loại khí cần thiết để cơ thể sống (quá trình này được gọi là sự hô hấp). Cơ quan hô hấp tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể là:

  • Da: Đây là cơ quan hô hấp của một số loài thuỷ sinh, động vật sinh sống trên mặt đất (ví dụ như rận, nhện…). Chúng hít thở một cách đơn giản bằng cách trao đổi khí thông qua da.
  • Mang: Đây là cơ quan hô hấp của nhiều loài thuỷ sinh, ở một số động vật sinh sống trên mặt đất cũng có kiểu cơ quan hô hấp này. Mang chỉ đơn giản là lớp tế bào khi hoạt động được điều chỉnh một cách hợp lý để trao đổi khí.
  • Mang phụ: Cơ quan hô hấp này có ở một số loài nhện, bọ cạp và một số loài chân khớp. Mang phụ là những tế bào đơn giản, có nhiều vết nhăn nhằm giúp tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.

Mang là cơ quan hô hấp của cá

Mang là cơ quan hô hấp của cá

  • Một bộ phận trong tai: Đây là một cơ quan thở phụ của các loài cá thuộc họ Anabantoidei. Nó chủ yếu là các tế vào đan xen chằng chị với nhau, xuất phát từ một góc trong cấu trúc của mang.
  • Khí quản và phế quản: Đây là bộ phận hô hấp của nhiều loài chân khớp, chúng có nhiện dẫn không khí đến các cơ quan hô hấp bên trong. Khí quản và phế quản ở một số loài có cấu trúc rất đơn giản, tuy nhiên ở một số loại lại có cấu tạo phức tạp.
  • Phổi: Phổi là cơ quan hô hấp được tạo bởi các mô cơ. Khi hoạt động các tế bào bên trong phổi thu oxy có trong không khí và chuyển nó vào trong máu thông qua mao mạch và thải ra khí carbon dioxide
  • Cơ hoành: Đây là một lớp cơ mỏng ở bên dưới dùng của hệ hô hấp có trách nghiệm trong việc điều chỉnh khối lượng không khí hít thở.

Ở người có những cơ quan nào?

Hệ hô hấp Cơ quan hô hấp Cấu tạo Chức năng
Hệ hô hấp trên Mũi ●      Có nhiều lông mũi

●      Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy

●      Có lớp mao mạch dày đặc

●      Dẫn khí từ bên ngoài vào, làm sạch và sưởi ấm không khí trước khi vào phổi

●      Là cơ quan khứu giác, giúp con  người nhận biết được các mùi hương

Họng ●      Tuyến amidan

●      Tuyến VA có chứa nhiều tế bào lympho

 

 

Họng chính là ngã tư của đường ăn và đường thở. Nên giữ các chức năng sau:

●      Có chức năng nuốt, đưa thức ăn đến miệng thực quản.

●      Chức năng thở.

●      Chức năng phát âm.

●      Chức năng vị giác.

●      Chức năng bảo vệ cơ thể.

Thanh quản ●      Có nắp thanh quản ( bộ phận này có thể cử động để đậy kín đường hô hấp).

 

●      Dẫn khí

●      Giúp con người có thể phát âm. Lời nói phát ra do có 1 luồng không khí thở ra tác động lên thanh quản. Sự căng và vị trí của các nếp thanh âm sẽ ảnh hưởng đến tần số âm thanh.

Hệ hô hấp dưới Khí quản ●      Được cấu tạo bởi 15 – 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau.

●      Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy và có nhiều lông rung chuyển động liên tục

 

 

 

Chức năng chính là dẫn khí. Ngoài ra khí quản còn có các chức năng khác như:

●      Điều hòa lượng không khí từ ngoài đi vào phổi.

●      Giúp làm tăng khả năng trao đổi khí ở phổi.

 

Phế quản Được cấu tạo bởi các vòng sụn. Ở phần phế quản là nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà thay vào đó là các thớ cơ

 

●      Chức năng lọc không khí trước khi đưa đến các phế nang

●      Chức năng dẫn khí

 

Phổi Phổi của con người bao gồm có 2 lá phổi, được cấu tạo bởi các thùy. Thông thường, phổi bên trái sẽ nhỏ hơn phổi phải.

●      Bao bên ngoài 2 lá phổi là  2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực còn lớp trong dính với phổi. Ở giữa 2 lớp màng này có chất dịch

●      Đơn vị cấu tạo của phổi là những phế nang tập hợp lại với nhau thành từng cụm và được bao bởi mạng lưới mao mạch dày đặc.

 

●      Trao đổi khí oxy và CO2 giữ cơ thể  và môi trường bên ngoài

Nhịp hô hấp là gì? Nguyên tắc theo dõi nhịp hô hấp?

Nhịp hô hấp chính là khái niệm dùng để chỉ số lần cử động hô hấp được trong vòng 1 phút. Nhịp hô hấp của con người chịu sự điều hòa và kiểm soát từ trung tâm hô hấp. Thông thường, số lần thở của một người đã trưởng thành trong 1 phút rơi vào khoảng 10-20 lần khi ở trong trạng thái không tập thể dục, khi cơ thể ở trạng thái tập thể dục, số lần thở sẽ cao hơn so với bình thường khoảng 12-20 lần.

Nhịp hô hấp là gì?

Nhịp hô hấp là gì?

Nguyên tắc chung để theo dõi nhịp hô hấp như sau:

  • 15 phút trước khi tiến hành công tác đo nhịp hô hấp, đối tượng được đo cần phải nghỉ ngơi, không được vận động mạnh.
  • Cần đặc biệt chú ý đến vấn đề sử dụng thuốc kích thích hô hấp hoặc các hoạt động đến nhịp thở trước khi thực hiện đo nhịp hô hấp.
  • Các chuyên viên đo nhịp thở cần phải thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật và y lệnh khi theo dõi nhịp hô hấp để có được kết quả chính xác nhất.
  • Kết quả đo cần được ghi lại một cách chính xác và rõ ràng.

Bệnh hô hấp là gì?

Bệnh hô hấp chính là bệnh về đường hô hấp, bệnh phổi. Đây là một thuật ngữ y tế được dùng để chỉ các bệnh lý của đường hô hấp khiến cho việc trao đổi khí trở nên khó khăn ở các sinh vật bậc cao. Bệnh hô hấp bao gồm các bệnh của đường hô đường hô hấp trên, phế quản, khí quản, tiểu phế quản, phế nang, màng phổi, khoang màng phổi, dây thần kinh ở hệ hô hấp, cơ hô hấp.

Bệnh đường hô hấp có thể ở thể nhẹ và tự giới hạn như cảm lạnh thông thường mỗi khi giao mùa. Cũng có thể là những bệnh  nặng có thể đe dọa đến tính mạng như viêm phổi do vi khuẩn gây ra, hen suyễn cấp tính, tắc mạch phổi, ung thư phổi.

Bệnh về hô hấp

Bệnh về hô hấp

Các bệnh hô hấp có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau như:

  • Phân theo cơ quan hoặc mô liên quan
  • Phân theo loại và mô hình của các dấu hiệu cùng các triệu chứng liên quan
  • Phân theo nguyên nhân gây bệnh

Viêm hô hấp là gì?

Viêm hô hấp hay còn được gọi là viêm đường hô hấp, đây là một loại bệnh lý về đường hô hấp. Bị viêm đường hô hấp chính là khi một hoặc nhiều bộ phận hô hấp bị nhiễm trùng. Tùy vào đặc điểm, bệnh trạng của từng bộ phận và chúng sẽ có cách điều trị và những tên gọi khác nhau. Nhìn chung, viêm hô hấp được chia thành 2 loại đó viêm hô hấp trên và viêm hô hấp dưới. Cụ thể như sau:

Viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, đường hô hấp trên gồm có các cơ quan như mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Hệ thống các bộ phận này có chức năng cực kỳ quan trọng trong việc lấy không khí từ bên ngoài vào cơ thể và làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi không khí hoà tan tất cả vào trong đường phổi. Với các căn bệnh thuộc nhóm viêm hô hấp trên người bệnh sẽ gặp trình trạng nhiễm trùng và thường tái phát theo từng năm. Thông thường viêm hô hấp trên xuất hiện chủ yếu khi trời thay đổi thời tiết, vào mùa đông hoặc thời điểm hanh khô.

Viêm  đường hô hấp dưới

Đường hô hấp dưới gồm có khí quản, phế quản, phổi. Viêm đường hô hấp dưới hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp dưới (Lower Respiratory Tract Infections – LRTI). Đây là cách gọi chung của các bệnh lý nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới. Trong đó bệnh viêm phổi và viêm phế quản là hai bệnh lý viêm hô hấp dưới thường gặp nhất hiện nay. Các bệnh viêm hô hấp dưới sẽ lây truyền qua những giọt bắn chứa vi khuẩn, virus trong quá trình người bệnh ho, hắt hơi hoặc bám trên các bề mặt tiếp xúc.

Viêm phổi là bệnh viêm hô hấp dưới thường gặp nhất

Viêm phổi là bệnh viêm hô hấp dưới thường gặp nhất

Rối loạn hô hấp là gì?

Rối loạn hô hấp có tên tiếng Anh là Respiratory Disorders nó là bệnh có một loạt các triệu chứng liên quan đến tim, phổi, trạng thái cảm xúc hay chấn thương. Một số thuật ngữ  được dùng để gọi tên các triệu chứng liên quan đến rối loạn hô hấp bao gồm: Khó thở, thở chậm, thở nhanh, thở sâu, ngưng thở.

Nguyên nhân gây rối loạn hô hấp là gì?

Việc rối loạn hô hấp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Nhóm nguyên nhân Nguyên nhân
Nhóm các nguyên nhân ở hệ hô hấp ●      Viêm phế quản cấp

●      Hen suyễn hay dị ứng

●      Giãn phế quản

●      Viêm phế quản

●      Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

●      Giảm nồng độ O2  trong máu

●      Ung thư phổi

●      Có khối u ác tính

●      Trào ngược dịch vào phổi

●      Tăng áp động mạch phổi

●      Nhiễm trùng đường hô hấp

●      Lao phổi

 

Nhóm các nguyên nhân ở hệ tim mạch ●      Bệnh cơ tim

●      Hẹp động mạch nguyên nhân do xơ vữa hay huyết khối

●      Bệnh mạch vành

●      Suy tim sung huyết

●      Nhồi máu cơ tim

 

Nhóm các nguyên nhân về mặt cảm xúc ●      Giận dữ

●      Lo âu

●      Sợ hãi

●      Bị công kích cá nhân

 

Nhóm các nguyên nhân nguy hiểm ●      Lạm dụng các chất có cồn và chất kích thích

●      Tình trạng quá mẫn

●      Chấn thương ngực

●      Nghẹn do mắc dị vật

●      Viêm nắp thanh quản

●      Nhồi máu cơ tim

●      Viêm phổi

●      Xẹp phổi

●      Thuyên tắc động mạch phổi

 

Trên đây thông tin về hô hấp chúng tôi đã tổng hợp lại để chia sẻ với các bạn. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã biết được các khái niệm hô hấp là gì cũng như các vấn đề liên quan đến hô hấp như các cơ quan, các bệnh lý…