Máy dò kim loại có hại không? Phụ nữ mang thai có bị ảnh hưởng không?

26 Tháng Bảy, 2022
Máy dò kim loại có hại không

Máy dò kim loại sẽ phát ra từ trường kết hợp cùng sự dẫn điện của kim loại để phát hiện ra các vật dụng bằng kim loại. Do đó mà tại sân bay, việc sử dụng máy dò kim loại cầm tay tại các cổng an ninh khiến nhiều người lo lắng liệu máy dò kim loại cầm tay có hại không? Đặc biệt, những mẹ bầu có bị ảnh hưởng gì khi đi sử dụng máy dò kim loại không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp vấn đề máy dò kim loại có hại không qua những chia sẻ ngay sau đây nhé.

Tìm hiểu về máy dò kim loại cầm tay

Máy dò kim loại cầm tay là thiết bị chuyên dụng được dùng ở các cổng an ninh của sân bay, tòa án, các sự kiện thể thao – giải trí tụ tập đông người,… Nhằm tìm kiếm, phát hiện những dị vật kim loại nguy hiểm như dao, súng đạn, bom mìn,… được giấu trong người nhằm đảm bảo an ninh.

Máy dò cầm tay được sử dụng để đảm bảo an ninh

Máy dò cầm tay được sử dụng để đảm bảo an ninh

Máy có thiết kế nhỏ gọn thường theo dáng hình chữ nhật hoặc có đầu dò hình tròn nhỏ. Kích thước trung bình thường dưới 50cm, nặng không quá 500g. Do đó mà việc cầm nắm, sử dụng trong nhiều giờ dễ dàng.

Máy dò kim loại cầm tay cho phép nhân viên an ninh tìm thấy các vật thể kim loại ẩn trong người có thể gây ra mối đe dọa an ninh. Máy dò kim loại cầm tay sử dụng điện từ trường để phát hiện kim loại.

Thiết bị này có hai phần cơ bản: Cuộn dây phát tạo ra điện từ trường và cuộn dây thu phát hiện các từ trường khác. Để tìm các vật bằng kim loại, cuộn dây phát sẽ tạo ra một điện từ trường kéo dài khoảng 20cm từ đầu dò. Và đầu dò sau đó được quét qua cơ thể người. Khi một vật kim loại đi vào vùng có điện từ trường truyền qua, vì kim loại dẫn điện nên nó tạo ra hoạt động điện từ xung quanh chính nó. Điện từ trường mới này được phát hiện bởi cuộn dây thu và một tiếng ồn cảnh báo sẽ cảnh báo người dùng rằng có kim loại.

Máy dò kim loại cầm tay có hại không?

Nhiều người nghĩ rằng những máy dò này có hại và tác hại máy dò kim loại cầm tay đến từ việc chúng có thể phát ra từ trường. Tuy nhiên, máy dò kim loại không hề có hại cho sức khỏe người dùng cũng như người được dò.

Thiết bị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Thiết bị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Từ trường mà máy phát ra là một bức xạ tần số vô tuyến (RF). Bức xạ RF này có trong lò vi sóng, điện thoại di động, tín hiệu radio, thiết bị wifi,… mà chúng ta vẫn luôn tiếp xúc hàng ngày. Trên phổ điện từ, bức xạ tần số vô tuyến nằm ở đầu dưới do đó mà nó được coi là bức xạ không ion hóa. Điều này có nghĩa là điện từ trường không tạo ra bức xạ bổ sung, có thể gây hại như cách mà bức xạ ion hóa (tia X) gây ra. Từ trường không ion hóa của máy dò kim loại được coi là an toàn vì chúng không gây ra bất kỳ nguy hại sinh học nào cho cơ thể người.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của từ trường đối với sức khỏe nói chung. Trang web của WHO nêu rõ: “WHO kết luận rằng bằng chứng hiện tại không xác nhận sự tồn tại của bất kỳ hậu quả sức khỏe nào do tiếp xúc với trường điện từ mức độ thấp. Tuy nhiên, một số lỗ hổng trong kiến ​​thức về các hiệu ứng sinh học vẫn tồn tại và cần được nghiên cứu thêm.”

Phụ nữ mang thai có bị máy dò kim loại cầm tay ảnh hưởng không?

Máy dò cầm tay an toàn với phụ nữ mang thai và thai nhi

Máy dò cầm tay an toàn với phụ nữ mang thai và thai nhi

Bạn có thể lo lắng rằng máy dò kim loại cầm tay tại trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, khách sạn hoặc sân bay có hại cho thai nhi đang lớn của bạn. Nhưng những chiếc máy này được thiết kế để an toàn cho tất cả mọi người, kể cả phụ nữ mang thai.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), việc phơi nhiễm thông thường với bức xạ không ion hóa không gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và thai nhi.

Nguyên nhân là do bức xạ không ion hóa có năng lượng thấp hơn bức xạ ion hóa. Điều này có nghĩa là khi một tia bức xạ không ion hóa tấn công cơ thể bạn, nó không có đủ năng lượng để làm tổn thương các tế bào của trẻ em bình thường, thanh thiếu niên, người lớn, người mang thai và thai nhi.

Theo Tiến sĩ, CHP, Andrew Karam –  một chuyên gia về an toàn bức xạ cho biết bức xạ không ion hóa có năng lượng thấp nên chúng “không đi được sâu vào bên trong cơ thể”. Đặc biệt, “nó không thể gây ra các nguy cơ dẫn đến dị tật bẩm sinh hoặc có thể dẫn đến ung thư.”

Trên đây là lời giải cho nghi vấn máy dò kim loại có hại không. Từ đây chúng ta có thể thấy những chiếc máy dò kim loại cầm tay vô cùng an toàn. Các mẹ bầu không cần lo lắng cho bé cưng khi đi máy bay đâu nhé.