NFT là gì? So sánh Coin và NFT

19 Tháng Mười, 2022
Hiểu rõ hơn về NFT là gì?

Cùng với cơn sốt tiền ảo Bitcoin, NFT đã trở thành mặt hàng mới nhận được sự quan tâm rất lớn của giới đầu tư. Thậm chí được hứa hẹn cực kỳ tiềm năng trong vài năm tiếp theo. Tuy nhiên, sản phẩm công nghệ này cũng tiềm ẩn vô vàn rủi ro nếu nhà đầu cơ chưa có đủ kiến thức. Theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan hiểu rõ hơn về NFT là gì? Công nghệ NFT là gì? Cùng với nhiều thông tin hữu ích liên quan.

NFT là gì? token nft là gì?

NFT được viết tắt cho cụm từ Non-Fungible Token, được dịch nghĩa là các Token có tính độc nhất và không thể thay thế. Mỗi token NFT có thể hoạt động như là một “bằng chứng xác thực” về quyền sở hữu với các lĩnh vực liên quan tới kỹ thuật số. Sở dĩ, có được tính ưu việt này bởi việc ứng dụng thành công công nghệ Blockchain.

Hiểu rõ hơn về NFT là gì?

Hiểu rõ hơn về NFT là gì?

Theo đó, mỗi một đơn vị dữ liệu mã hóa được lưu trữ trên nền tảng Blockchain sẽ giúp đại diện cho một tài sản nhất định. Những tài sản này có thể là các “tài sản ảo” hoặc đồng thời cũng có thể là “phiên bản mã hóa” cho một loại tài sản nào đó của thế giới thực.

Để dễ hiểu hơn, thông thường đối với những Fungible Token, chúng ta có thể dễ dàng trao đổi với người khác với chúng có giá trị tương đương nhau. Tuy nhiên, với NFT thì mỗi tài sản như nhân vật game, bức tranh… đều là duy nhất và không thể thay thế được. Điều này đã tạo nên giá trị độc nhất cho những tài sản này.

Đặc điểm của coin nft là gì?

Sự ra đời và phát minh ra NFT đã và đang được giới đầu tư cho rằng tạo ra nhiều cơ hội cho thị trường mua bán tài sản số có giá trị cao bởi nhiều đặc trưng rất riêng của NFT dựa trên nền tảng của công nghệ Blockchain. Cụ thể, NFT sở hữu 4 tính chất vô cùng nổi bật như sau:

NFT sở hữu nhiều đặc điểm riêng biệt

NFT sở hữu nhiều đặc điểm riêng biệt

  • Tính độc nhất: Mỗi NFT là độc nhất, hoàn toàn có thể phân biệt được để so với các NFT khác dù cho có bị sao y hệt.
  • Tính vĩnh cửu: NFT có thể tồn tại hoàn toàn vĩnh viễn cùng các thông tin liên quan đến chúng như thời điểm phát hành, âm thanh, hình ảnh của NFT…
  • Có thể lập trình được: Hiểu một cách đơn giản, NFT là những dòng code trên Blockchain. Vậy nên, chúng ta vẫn luôn có thể xác minh được các thông tin cũng như tác giả của NFT.
  • Tính sở hữu: Những người sở hữu coin NFT hoàn toàn được quyền quyết định sở hữu cũng như sử dụng NFT đó.

Ứng dụng của NFT trong cuộc sống

Sở hữu, nhiều tính chất rất đặc biệt trên nên NFT đã và đang được ứng dụng vô cùng phổ biến vào nhiều lĩnh vực. Bao gồm các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, đồ sưu tầm, các đồ vật phẩm trong trò chơi, NFT thể thao…

Ứng dụng của NFT trong nghệ thuật

Ứng dụng của NFT trong nghệ thuật

  • Nghệ thuật: Với NFT những tác phẩm nghệ thuật có thể được chuyển thành các tệp tài sản cố định gắn với token thông qua nền tảng Blockchain. Điều này giúp hoạt động mua bán các tác phẩm này có thể diễn ra dễ dàng và tin cậy. Điều này góp phần tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong nghệ thuật vì nó giúp ích được nghệ sĩ trong vấn đề bảo vệ bản quyền tác phẩm. Vấn đề này trước giờ vẫn luôn gây tranh cãi ngoài thế giới thực.
  • Gaming: Ứng dụng của NFT giúp người chơi có thể thực sự sở hữu được các nhân vật, vật phẩm trong game. Đồng thời trao đổi mua, bán với tính rủi ro ít hơn. Đối với những trò chơi truyền thống, các nhà phát hành cũng cung cấp và bán vật phẩm trong game. Theo đó, để sở hữu những vật phẩm này, người chơi cần phải nạp tiền để mua. Quyền sở hữu thực tế là của nhà phát hành. Đối với game trên Blockchain được ứng dụng NFT, vật phẩm người chơi đều được gắn với một mã dữ liệu, có thể trao đổi dễ dàng cho bất cứ ai để thu tiền.
  • Số hóa tài sản thật: Trong tương lai, NFT đã được kỳ vọng có thể ứng dụng phổ biến vào tất cả các lĩnh vực đời sống. Nó có thể mã hóa tất cả tài sản và quyền sở hữu trí tuệ, …. Các tài sản điển hình như đất đai  được đưa lên Blockchain, mã hóa quyền sở hữu dưới dạng NFT, giải quyết  được vấn đề số đỏ giả trong bất động sản. Các vé tham gia chương trình, sự kiện cũng có thể được mã hóa không bị làm giả. Nhiều tài sản khác có giá trị cao cũng có thể được token mã hóa làm bằng chứng cho quyền sở hữu.
  • Phát triển nội dung số: Với sự bùng nổ của các nội dung số hóa như hiện nay, NFT có thể được ứng dụng để giúp mã hóa cho các sản phẩm như âm nhạc, các icons và memes, … Từ đó nâng cao được giá trị của các tài sản số này thông qua việc xác thực quyền sở hữu. Một ví dụ điển hình cho ứng dụng này đó là Tweet đầu tiên của người sáng lập Twitter đã được bán với giá 2.5 triệu đô.

Những nguy cơ tiềm ẩn của NFT

Trở thành trào lưu gây sốt cộng đồng mạng từ năm 2021. Tuy nhiên, trên thực tế các giao dịch NFT đã bắt đầu được diễn ra từ năm 2017. Chỉ quý 3 năm ngoái, giá trị của các giao dịch NFT trên thị trường Blockchain đã được ước tính gần 11 tỷ USD.

Đủ kiến thức, tìm hiểu về NFT trước khi sở hữu

Đủ kiến thức, tìm hiểu về NFT trước khi sở hữu

Thực tế, vấn đề xác minh tính độc nhất tài sản số đã trở thành nguồn độc lực lớn cho NFT ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là một xu hướng rất dễ hiểu của thị trường khi tiền ảo nhanh chóng lên ngôi trong những năm trở lại đây.

Hiện đã có không ít các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư cho rằng, NFT sẽ trở thành phương thức sở hữu tài sản trong tương lai. Đây sẽ là một nguồn tiềm năng vô cùng rộng mở.

Tuy nhiên, không ai khẳng định được chắc chắn NFT trong tương lai sẽ tiếp tục vươn mình, trở thành giá trị vững vàng theo thời gian; hoặc cũng có thể sẽ sớm biến mất như nhiều trào lưu khác.

Mặt khác, đây cũng là lĩnh vực vẫn còn rất mới mẻ nên bạn cần đảm bảo có đủ kiến thức về giao dịch mạng, kỹ năng đầu tư vững vàng trước khi quyết định bỏ tiền ra mua NFT.

Ưu, nhược điểm của NFT là gì?

Dưới đây là những ưu, nhược điểm của NFT sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tài sản đầu tư mới này.

Ưu điểm

  • Có tiềm năng giá sẽ tăng không tưởng: Với tính chất độc nhất vô nhị nên NFT có thể tạo ra được lợi nhuận kỷ lục. Một ví dụ rất tiêu biểu đó là bức tranh “Trump” của tác giả ​ HashMarks chỉ trong 3 ngày đã tăng giá lên đến 100.000%. Chưa có một đồng Coin nào làm được điều này trước đây.
  • Minh bạch, thuận tiện hơn hình thức sưu tầm truyền thống: Với sự trợ giúp công nghệ Blockchain bạn có thể dễ dàng truy xuất được chủ nhân những món đồ giá trị, quý giá chỉ bằng một cái click chuột. Rủi ro về hàng giả, hàng nhái gần như được loại bỏ hoàn toàn bởi mọi lịch sử giao dịch đều được ghi lại trên chuỗi.
  • Giúp lưu trữ tài sản an toàn và tính bảo mật cao thông qua việc token hóa tài sản.
  • Giảm tối thiểu chi phí, thời gian giao dịch. Nhất là khi hai bạn ở hai quốc gia khác nhau, vấn đề giao dịch thông qua tiền mã hóa càng tiện lợi hơn cả.

Nhược điểm​

Tuy nhiên, NFT vẫn tồn tại một vài hạn chế nhất định như sau. Những vấn đề này cũng cần được nhà đầu tư cân nhắc kỹ càng.

  • Tính thanh khoản thấp: Cũng chỉ mới nổi lên trong thời gian gần đây nên tính thanh khoản của NFT chưa cao là điều không thể tránh khỏi. Đến hiện nay, tổng lượng giao dịch NFT từ trước tới nay rơi vào khoảng 300 triệu USD. Con số này chỉ tương đương khoảng 0,1% khối lượng giao dịch tiền mã hóa trong một ngày.
  • Việc định giá tài sản này còn dựa vào cảm tính, đặc biệt là những tác phẩm nghệ thuật sưu tầm dựa vào sở thích.

So sánh Coin và NFT

Dù đều được sử dụng trên nền tảng Blockchain, nhưng giữa bitcoin và NFT đều có những điểm giống, khác nhau. Cụ thể như sau:

So sánh Coin và NFT

So sánh Coin và NFT

Giống nhau​

  • Đây đều là các loại tài sản trên chuỗi khối blockchain, có chung các đặc điểm là phi tập trung và ẩn danh.
  • Người dùng hoàn toàn có thể lưu trữ bitcoin, nft trên một ví nào đó. NFT cho phép bạn di chuyển ra khỏi ví, được bán giống như coin. Hiện nay, đã có nhiều chợ mua bán NFT, NFT marketplace.

Khác nhau​

  • Một đồng coin có tính thanh khoản cao hơn, tức là bạn sẽ dễ mua là dễ bán hơn. Giá trị một coin được quyết định dựa trên giá của thị trường (dựa vào cung và cầu).
  • Một NFT sẽ không có giá cụ thể, giá của NFT do người bán quyết định và dựa trên sự đính giá như các món đồ sưu tầm.

Ngoài ra, coin còn có thể chia nhỏ còn NFT thì không. Ví dụ một ETH bạn với mình là như nhau, và có thể được chia nhỏ để bán hoặc chuyển. Tuy nhiên, còn NFT là duy nhất, không thể thay thế (non-fungible) cũng không thể chia nhỏ. Đây là đặc điểm tạo giá trị độc nhất cho riêng nó.

Trên đây là những thông tin liên quan đến NFT mới nhất mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc.  Có thể thấy tiền năng của NFT vẫn còn là một câu hỏi lớn. Tuy nhiên, sự bùng nổ vô cùng mạnh mẽ thời gian gần đây các nhà đầu tư hoàn toàn có căn cứ để tin tưởng vào hướng đi đột phá này. Hãy cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng để có sự đầu tư đúng đắn bạn nhé!