Trái Đất của chúng ta có rất nhiều hiện tượng thiên văn tự nhiên vô cùng kỳ thú. Trong đó, phải nhắc đến nhật thực và nguyệt thực. Vậy nhật thực là gì, nguyệt thực là gì? Tại sao ngày càng nhiều người quan tâm và tìm hiểu đến hiện tượng này đến thế? Cùng giải đáp thắc mắc này qua bài viết ngay sau đây nhé!
Nhật thực là gì? Những thông tin nổi bật về nhật thực
Nhật thực là một hiện tượng xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Trong đó, Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất với Mặt Trời.
Nhật thực là gì?
Hiện tượng Nhật thực xảy ra khi nào?
Từ Trái Đất quan sát, tùy theo các vị trí khác nhau chúng ta sẽ quan sát được Mặt Trăng sẽ che khuất hoàn toàn hay che khuất một phần Mặt Trời.
Hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn thì Nhật thực sẽ xảy ra khi Mặt Trăng che khuất một phần hoặc che toàn phần Mặt Trời. Và hiện tượng này sẽ chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng.
Hiện tượng nhật thực diễn ra trong bao lâu?
Hiện tượng nhật thực diễn ra rất nhanh
Hiện tượng nhật thực thường sẽ kéo dài khoảng một vài phút tại một nơi bất kỳ bởi bóng tối của Mặt Trăng di chuyển rất nhanh, lên đến 1/700km/h. Tại một địa điểm, thời gian để quan sát hiện tượng này sẽ không quá 7 phút và thường ít hơn 5 phút.
Thông thường, trong mỗi thiên niên kỷ chỉ có ít hơn 10 lần nhật thực toàn phần kéo dài hơn 7 phút. Theo thống kê, lần gần đây nhất là hiện tượng nhật thực toàn phần vào ngày 30/06/1973 với 7 phút 3 giây.
Chu kỳ hiện tượng nhật thực
Nhật thực là hiện tượng thiên văn xảy ra theo chu kỳ. Một trong số những chu kỳ đã được nghiên cứu và đề cập đến nhiều nhất là chu kỳ Saros. Chu kỳ này được kéo dài trong 6585.3 ngày, tương đương với 18 năm, 11 ngày, 8 giờ và là sự kết hợp bởi 3 chu kỳ như sau:
- Chu kỳ Mặt Trăng: Là thời gian giữa hai pha trăng non.
- Tháng dị thường, là thời gian giữa hai lần Mặt Trăng sẽ đi qua điểm cực cận. Đây là điểm có vị trí gần nhất với Trái Đất.
- Tháng giao điểm thăng là khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trăng được đi qua nút Mặt Trăng, kéo dài trong khoảng 27 ngày, 5 giờ, 5 phút với 35,8 giây.
Phân loại nhật thực
Dựa vào vùng bóng tối Mặt Trăng lên Mặt Trời mà Nhật thực được các nhà khoa học chia thành 4 loại. Cụ thể như sau:
Người ta phân loại Nhật thực dựa vào vùng bóng tối của Mặt Trăng lên Mặt Trời
Hiện tượng nhật thực toàn phần
Nhật thực toàn phần sẽ diễn ra khi Mặt Trăng ở quanh cận với điểm quỹ đạo, che khuất Mặt Trời hoàn toàn. Lúc này, các vùng bóng tối với nửa bóng tối được hình thành trên bề mặt của Trái Đất.
Để có thể quan sát được hiện tượng này, người xem sẽ phải đứng trên đường di chuyển vùng bóng tối của Mặt Trăng.
Khi pha một phần Nhật thực toàn phần xảy ra, Mặt Trăng sẽ từ từ che khuất Mặt Trời. Thời khắc xuất hiện toàn phần khi cái đãi vàng Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn, bâu trời sẽ tối sầm và có thể thấy được nhật hoa của Mặt Trời, tỏa ra trông như một vầng hào quang trắng sáng.
Hiện tượng nhật thực một phần
Nhật thực một phần là hiện tượng diễn ra khi Mặt Trăng chỉ che khuất một phần Mặt Trời và hình thành vùng bóng nửa tối trên bề mặt của Trái Đất.
Hiện tượng này sẽ xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng không còn nằm chính xác trên cùng một đường thẳng.
Hiện tượng nhật thực một phần có thể quan sát được ở nhiều nơi trên Trái Đất, bên ngoài đường đi Nhật thực trung tâm. Được biết, nhật thực trung tâm là một thuật ngữ được dùng để miêu tả về các hiện tượng nhật thực toàn phần, nhật thực hình khuyên hay nhật thực lai.
Hiện tượng nhật thực hình khuyên
Nhật thực hình khuyên là một trong những hiện tượng thiên văn vô cùng thú vị. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi Mặt Trăng che khuất đi phần trung tâm của Mặt Trời, chỉ lộ ra phần rìa bên ngoài của Mặt Trời. Điều này sẽ xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm chính xác trên một đường thẳng. Tuy nhiên, kích cỡ biểu kiến Mặt Trăng sẽ nhỏ hơn kích cỡ biểu kiến Mặt Trời. Chính vì thế, Mặt Trời vẫn sẽ hiện ra như một vành đai rực rỡ bao quanh lấy Mặt Trăng.
Hiện tượng nhật thực lai
Nhật thực lai là hiện tượng xảy ra khi nhật thực hình khuyên chuyển thành nhật thực toàn phần. Đây là một kiểu nhật thực trung gian giữa nhật thực toàn phần với nhật thực hình khuyên.
Tại một số địa điểm trên Trái Đất thì nó là nhật thực toàn phần. Nhưng ở một vài địa phương khác thì nó là nhật thực hình khuyên. Hiện tượng rất hiếm và ít khi xảy ra.
Cách quan sát hiện tượng nhật thực như thế nào?
Theo các chuyên gia, quan sát hiện tượng nhật thực trực tiếp bằng mắt thường có thể sẽ gây ra tổn thương vĩnh viễn rất nguy hiểm cho mắt mà người quan sát cần hết sức phải cẩn thận. Dưới đây là một số lưu ý khi quan sát nhật thực:
Không nên quan sát hiện tượng Nhật thực trực tiếp bằng mắt thường
- Việc quan sát, theo dõi nhật thực bằng kính đen (kính râm), ruột đĩa mềm, phim chụp X quang cũng không đảm bảo. Những loại này chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm độ sáng chứ không hoàn toàn ngăn được những tia bức xạ độc hại.
- Quan sát hiện tượng nhật thực gián tiếp hoặc sử dụng thiết bị kính lọc chuyên dụng như dùng kính lọc thợ hàn mã 14 hoặc kính lọc Mặt Trời được các câu lạc bộ Thiên văn học sử dụng.
Bên cạnh đó, người quan sát cũng có thể sử dụng một tấm bìa hứng ảnh Mặt Trời thông qua một chiếc ống nhòm hoặc kính thiên văn nhỏ; hoặc sẽ khoét một lỗ tròn nhỏ lên tấm bìa rồi quan sát ảnh Mặt Trời xuyên qua lỗ tròn đó ở mặt đất.
Nguyệt thực là gì?
Nguyệt thực là hiện tượng mà Mặt Trăng bị che khuất do bóng của Trái Đất trước ánh sáng Mặt Trời, hay còn được gọi là Mặt Trăng máu. Đây là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào vị trí hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện Mặt Trời.
Nguyệt thực là gì
Vì Mặt Trăng không tự phát ra được ánh sáng, nên chúng ta nhìn thấy được Mặt Trăng là bởi ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào Mặt Trăng. Tiếp đó, Mặt Trăng sẽ phản chiếu lại ánh sáng nên chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng. Tuy nhiên, vào thời điểm khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm thẳng hàng, Trái Đất đã che khuất đi ánh sáng Mặt Trời phản chiếu đến Mặt Trăng. Tức là Mặt Trăng sẽ đứng sau bóng Trái Đất và lúc này Mặt Trăng dần tối đen do bị khuất sau bóng của Trái Đất. Hiện tượng và thời điểm này được gọi là nguyệt thực.
Nguyệt thực có mấy loại?
Hiện tượng nguyệt thực được chia thành 3 loại. Cụ thể như sau:
Nguyệt thực toàn phần
Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối Trái Đất. Mặt Trăng lúc này sẽ bị che khuất hoàn toàn. Khi xảy ra nguyệt thực toàn phần, chỉ có các tia Mặt Trời mà có bước sóng dài chiếu được đến Mặt Trăng. Các tia sáng có bước sóng ngắn bị bầu khí quyển của vùng rìa Trái Đất cản lại. Mặt Trăng sẽ phản xạ lại những tia Mặt Trời đó. Khi nhìn từ Trái Đất, chúng ta sẽ thấy được Mặt Trăng có màu đỏ tối. Đây còn gọi là hiện tượng trăng máu.
Nguyệt thực một phần
Hiện tượng nguyệt thực một phần sẽ xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng đều nằm trên cùng một đường gần thẳng. Khi đó, Mặt Trăng sẽ bị khuyết đi do chỉ có một phần ở vùng bóng tối của Trái Đất.
Nguyệt thực nửa tối
Hiện tượng nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối Trái Đất. Do đó, độ sáng của hành tinh này sẽ chỉ bị giảm đi một phần.
Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào?
Theo số liệu phân tích và tổng hợp của các nhà nghiên cứu, tính từ năm 2000 TCN cho đến nay đã xuất hiện hơn 7.700 lần xảy ra hiện tượng nguyệt thực.
Theo đó, trong một năm hiện tượng này có thể diễn ra từ 1 đến 3 lần. Trong đó, hiện tượng nguyệt thực một phần xuất hiện nhiều hơn. Năm 1982 là năm có đến 3 lần xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần.
Nguyệt thực và nhật thực khác nhau thế nào?
Nhật thực và nguyệt thực là những hiện tượng thiên văn của vũ trụ. Tuy nhiên, giữa hai hiện tượng trong thiên văn học này có sự khác nhau rất rõ rệt. Cụ thể như sau:
Phân biệt nhật thực và nguyệt thực
Điểm giống nhau nhật thực và nguyệt thực
Cả hai hiện tượng này đều xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất đều cùng nằm trên một đường thẳng.
Ngoài ra, nhật thực và nguyệt thực đều có hai dạng là toàn phần và một phần.
Điểm khác nhau nhật thực và nguyệt thực
Hiện tượng nhật thực sẽ xảy ra khi vị trí Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất theo đường thẳng. Vì nằm tại vị trí đó cho nên Mặt Trăng có thể sẽ bị che phủ toàn bộ hoặc một phần ánh sáng Mặt Trời chiếu vào Trái Đất. Điều này, khiến bầu trời trở nên tối sầm.
Bên cạnh đó, hiện tượng này còn có dạng nữa là nhật thực hình khuyên. Sở dĩ, vì Mặt Trăng ở cách xa Trái Đất nên không che khuất được hết cả Mặt Trời, tạo thành hình tròn có màu đen ở giữa. Ngoài ra, hiện tượng nhật thực thường xảy ra khoảng 2 – 5 lần trong 1 năm. Tuy nhiên, rất khó để quan sát vì chúng chỉ diễn ra ở phạm vi hẹp.
So với nhật thực thì hiện tượng nguyệt thực xuất hiện ít hơn. Trong 1 năm, nguyệt thực chỉ thường xảy ra từ 0 đến 3 lần. Và cứ mỗi 5 năm sẽ có 1 năm không có nguyệt thực. Mỗi khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực, có đến một nửa Trái Đất có thể quan sát được.
Hy vọng qua bài viết trên đem đến những thông tin thú vị giúp bạn hiểu hơn về nhật thực là gì, nguyệt thực là gì nhé. Chia sẻ bài viết cho bạn bè và mọi người cùng biết thêm nhé.