Sau hiến máu nên ăn gì?

11 Tháng Mười Một, 2022
Cơ thể người hiến máu cần bổ sung dinh dưỡng để sớm hồi phục

Sức khỏe người hiến máu trước và sau đều cần được chăm sóc chu đáo. Để nhanh hồi phục sức khỏe thì người hiến máu cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Vậy sau hiến máu nên ăn gì? Cần chế độ nghỉ ngơi thế nào cho hợp lý để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Theo dõi ngay bài viết sau đây để giải đáp những thắc mắc này nhé.

Tại sao cần bổ sung dinh dưỡng sau hiến máu?

Dù sau hiến máu, bạn sẽ mất đi một lượng máu rất nhỏ, khoảng 250 – 350ml. Cơ thể người sau khi hiến máu vẫn khỏe mạnh, có thể hoạt động được một cách bình thường. Tuy nhiên vẫn cần bổ sung chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

Cơ thể người hiến máu cần bổ sung dinh dưỡng để sớm hồi phục

Cơ thể người hiến máu cần bổ sung dinh dưỡng để sớm hồi phục

Theo các chuyên gia, cơ thể con người cần 24 giờ đưa môi trường máu trở về trạng thái bình thường và khoảng 3 đến 5 tuần để tế bào hồng cầu phục hồi. Ngoài ra, hiến máu cũng khiến cơ thể bị mất đi một lượng sắt. Và trung bình cần ít nhất 8 tuần để cơ thể ổn định lượng sắt.

Sau hiến máu nên ăn gì?

Thông thường, sau khi hiến máu xong bạn sẽ được đơn vị cung cấp một vài món ăn nhẹ như sữa, bánh kẹo, hoa quả giúp bổ sung năng lượng. Đồng thời bạn cũng cần ngồi tại chỗ nghỉ ngơi 15 đến 20 phút để phục hồi, theo dõi sức khỏe sau khi hiến máu.

Sau đó, khi trở về nhà bạn cần bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, uống nhiều nước, tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia và các hoạt động mạnh.  Dưới đây là những loại thực phẩm mà bạn cần bổ sung sau khi đi hiến máu.

Thực phẩm chứa nhiều sắt

Bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều sắt

Bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều sắt

Trong máu chứa hàm lượng sắt lớn đóng vai trò quan trọng giúp vận chuyển khí oxy bên trong cơ thể. Cơ thể không thể duy trì, sản xuất hồng cầu khỏe mạnh khi bị thiếu hụt sắt. Chính vì thế, sau khi hiến máu, tức là cơ thể đã mất đi một lượng sắt nhất định. Do đó, bạn cần bổ sung lại bằng chế độ ăn uống có chứa các thực phẩm giàu chất sắt.

Những thực phẩm chứa nhiều sắt có thể nhắc đến gồm các loại thịt màu đỏ, thị gà, gan, rau cải thìa, các loại ngũ cốc, đậu… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống thêm thuốc bổ để cung cấp nhiều hơn.

Thực phẩm giàu vitamin C

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Sau hiến máu nên ăn gì? Vitamin C cũng là một chất dinh dưỡng mà bạn cần bổ sung cho cơ thể sau khi có hành động hiến máu nhân đạo. Vitamin C đóng vai trò cần thiết trong quá trình hấp thụ sắt vào cơ thể. Chính vì thế, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C sau khi đi hiến máu. Vitamin C có nhiều trong hoa quả và rau xanh. Chẳng hạn như quả kiwi, quả chanh, cam, lựu, các loại rau xanh, rau cải, ớt chuông…

Uống nhiều nước

Bên cạnh thức ăn, nước cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp tái tạo lại năng lượng sau khi hiến máu; từ đó giúp các tế bào mới đến thay thế cho các tế bào đã mất. Uống nước giúp cơ thể điều hòa, ổn định huyết áp; giảm tình trạng chóng mặt, đau đầu. Sau khi hiến máu trong 24 đến 48 giờ, việc uống nước sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.

Thêm nữa, bạn có thể bổ sung nước trái cây vừa giúp cung cấp cả vitamin và nước cho cơ thể. Tuy nhiên, hạn chế uống trà đậm do chứa acid tannic tạo ra chất cặn bã làm giảm khả năng hấp thu các chất tái tạo máu khi kết hợp cùng sắt và protein. Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá trong một khoảng thời gian cho cơ thể hồi phục một cách nhanh nhất.

Bổ sung vitamin B12

Bổ sung vitamin B12

Bổ sung vitamin B12

Vitamin B12 hấp thu nhờ quá trình hỗ trợ của protein tan trong máu thông qua dạ dày. Vitamin B12 thúc đẩy quá trình làm tăng sự phát triển những tế bào máu và tái tạo tế bào thần kinh.

Đặc biệt, cơ thể con người không thể tự sản xuất vitamin B12 mà phải tự bổ sung thông qua chế độ ăn uống bằng các loại thực phẩm. Một số loại thực phẩm nhiều vitamin B12 như: Cá, phô mai, các chế phẩm từ sữa, nấm, trứng và các loại men dinh dưỡng.

Thực phẩm giàu vitamin B6

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6

Sau hiến máu nên ăn gì? Bạn nên ăn nhiều khoai tây, hạt óc chó, quả hạnh nhân, chuối… Trong những loại quả này chứa hàm lượng lớn vitamin B6 có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất nồng độ hemoglobin trong máu. Cơ thể khi hiến máu xong sẽ mất đi một lượng máu nhất định. Thành phần hemoglobin trong máu cũng sẽ giảm theo, cơ thể khi không nhận đủ oxy, từ đó có thể gây ra tình trạng thiếu máu.

Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Sau hiến máu, phần lớn bên ngoài cơ thể của bạn vẫn rất ổn định như bình thường. Vậy nên, một vài người đã chủ quan mà không quan tâm tới sức khỏe bản thân là vận động nặng, lao lực làm việc. Điều này sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Vì khi cơ thể đang thiếu máu, không đủ oxi và một số dưỡng chất cần thiết cung cấp để đi nuôi cơ thể. Hoạt động, làm việc quá sức dẫn đến tình trạng bị chóng mặt, cơ thể suy nhược, ngất xỉu.

Vì vậy, sau khi hiến máu cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi khoảng 1 đến 2 ngày để sớm hồi phục. Ngủ đúng giờ, ngủ giấc khoảng 8 tiếng một ngày. Hạn chế thói quen thức khuya và dùng internet quá nhiều. Có thể dùng thêm các loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ tăng cường, bồi bổ sức khỏe.

Lời khuyên sau hiến máu

Ngoài việc quan tâm đến sau hiến máu nên ăn gì bạn cũng cần lưu ý thêm những điều sau để bảo vệ sức khỏe cho mình.

  • Giữ miếng dán cố định cầm máu trong khoảng vài tiếng sau khi hiến máu.
  • Vệ sinh sạch vị trí xung quanh miếng dán để cầm máu bằng nước, xà phòng ngăn ngừa tình trạng phát ban.
  • Tránh làm việc quá sức, vận động mạnh kể từ khi lấy máu cho đến hết ngày.
  • Tạo áp lực nhẹ lên khu vực kim tiêm nâng cánh tay lên khoảng 5 tới 10 phút; hoặc đến khi thấy máu ngừng chảy ra khi thấy máu chảy tại vị trí lấy máu.
  • Khi xuất hiện tình trạng bị chóng mặt, hãy để cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi. Hoặc thăm khám bác sĩ chuyên khoa kịp thời.

Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo vô cùng cao đẹp. Không chỉ giúp cứu người chữa bệnh mà hành động này còn giúp ích chính cơ thể bạn. Sau khi hiến máu, cơ thể của bạn tăng cường trao đổi chất, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư ở các cơ quan, đốt cháy hàm lượng calo cho cơ thể.