Bạn đã biết gì về sự hình thành núi lửa?

6 Tháng Chín, 2022
Sự hình thành núi lửa

Núi lửa là một trong những hiện tượng thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng đáng sợ nhất hành tinh. Mỗi khi núi lửa phun trào có thể cướp đi tính mạng của hàng ngàn người sinh sống quanh đó. Vậy bạn đã có bao giờ tự hỏi núi lửa là gì? Sự hình thành núi lửa như thế nào? Việt Nam có núi lửa hay không? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc về hiện tượng thiên nhiên này qua bài viết dưới đây nhé.

Sự hình thành núi lửa

Núi lửa là gì?

Theo wiki, núi lửa là một vết đứt gãy ở trên lớp vỏ của một hành tinh như Trái Đất cho phép tro núi lửa, khí và dung nham thoát ra từ một lò magma dưới bề mặt.

Hình ảnh núi lửa phun trào

Hình ảnh núi lửa phun trào

Hiểu đơn giản, núi lửa là núi có miệng ở đỉnh. Theo thời gian, các khoáng chất ở trong nóng đất nóng chảy với điều kiện nhiệt độ và áp suất cao sẽ phun ra ngoài thông qua miệng núi. Những khoáng chất này chính là dung nham.

Dung nham là đá nóng chảy được trào do quá trình phun trào núi lửa. Khi từ núi lửa phun trào nó ở dạng lỏng với nhiệt độ khoảng 700 đến 1.200 độ C. Núi lửa phun trào là một hiện tượng tự trên trên các hành tinh hoặc trái đất vẫn còn hoạt động địa chất khác, với những lớp vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất.

Trên thế giới, Nhật Bản, Indonesia và Mỹ được xem là những quốc gia có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất.

Núi lửa hình thành như thế nào?

Trái đất của chúng ta được cấu tạo bởi nhiều lớp địa chất khác nhau. Càng đi sâu về tâm trái đất thì nhiệt độ sẽ càng tăng cao. Với độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ có thể cao tới mức làm tay chảy gần hết các loại đá.

Nguyên nhân của sự hình thành núi lửa

Còn ở dưới các ngọn núi lớn, thường áp suất không cao nên sẽ hình thành ra những hồ chứa đá nóng bị nung chảy, hay còn gọi là magma. Dưới tác động của nhiệt độ, các magma liên tục giãn nở nên cần sử dụng nhiều không gian. Chính vì thế, những ngọn núi lửa sẽ liên tục được đẩy lên cao.

Khi áp lực của hồ chứa magma lớn hơn áp lực từ ngọn núi, từ dưới lòng đất chất lỏng phun lên, tạo thành núi lửa. Từ miệng núi lửa những chất được phun trào sẽ rơi xuống sườn núi, chân núi và hình thành nên một ngọn núi hình nón.

Trong quá trình xảy ra hiện tượng phun trào, khi gas nóng và nhiều chất rắn khác cũng bị hất tung lên không trung.

Dấu hiệu và cách nhận biết núi lửa

Hiện nay, người ta phân thành 3 loại núi lửa. Tùy theo từng loại núi lửa, người ta sẽ có những dấu hiệu và cách để nhận biết núi lửa. Cụ thể như sau:

Dấu hiệu và cách nhận biết núi lửa

Dấu hiệu và cách nhận biết núi lửa

  • Núi lửa đang hoạt động: Đây là núi lửa đang phun trào magma. Ngoài ra, những ngọn núi lửa này còn có những dấu hiệu không bình thường như có sự thoát khí mạnh mẽ của lưu huỳnh đioxit, cacbon dioxide, động đất…
  • Núi lửa đang ngủ: Đây là loại núi không phun trào magma. Đồng thời cũng không có bất kỳ một dấu hiệu bất ổn nào như loại núi lửa đang hoạt động. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn có thể thức dậy và tiếp tục hoạt động trở lại.
  • Núi lửa đã chết: Núi lửa loại này đã ngủ quá 1 triệu năm. Tuy nhiên, tại những nơi có núi lửa chết vẫn có thể sinh ra những ngọn núi lửa mới.

Hiện nay, để nhận biết núi lửa chuẩn bị phun trào, đang hoạt động; hoặc một ngọn núi lửa nào đó đang ngủ có thể tiếp tục hoạt động trở lại không thường các nhà khoa học dựa vào việc sẽ xác định chính xác cách magma đang chuyển động ở trong lòng ngọn núi.

Việt Nam có núi lửa không?

Những bằng chứng về khoa cho cho thấy, tại Việt Nam hoạt động núi lửa mãnh liệt nhất và muộn nhất đã từng xảy ra ở Tây Nguyên và vùng Nam Trung Bộ. Nơi đây hiện vẫn còn lưu giữ nhiều di tích của núi lửa đắt tắt mà thời gian những đợt phun trào cuối cùng của chúng ứng vào giai đoạn Miocen muộn (cách đây 11 triệu tới 11.000 năm).

Hiện nay, nhiều miệng của núi lửa còn thể hiện rất rõ dạng hình lòng chảo hoặc dạng phễu. Thường họng núi lửa cũng đã bị lấp kín. Ngoài ra, nhiều miệng núi lửa cũng đã tích nước, trở thành những hồ nước hình tròn vô cùng độc đáo, điển hình là hồ hồ Tơ Nưng ở Pleiku.

Núi lửa đã từng phun trào tại Hà Nội? Với các ngọn núi lửa đã ngủ yên cách đây vài chục triệu năm thì có thể coi nó rất khó có điều kiện để hoạt động trở lại. Vùng Hà Nội đã từng xuất hiện hoạt động phun trào của núi lửa. Tuy nhiên, chúng đã hoàn toàn “ngủ yên” cách đây 250 triệu năm rồi. Do đó, việc tìm được miệng núi lửa cổ tại Hà Nội cũng có thể coi là một thử thách lớn.

Trên đây là khái niệm về núi lửa là gì cũng như sự hình thành núi lửa mà chúng tôi đã tổng hợp và muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng, bài viết cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về chủ đề thiên nhiên vô cùng hùng vĩ nhưng cũng rất đáng sợ.