Hướng dẫn chi tiết cách tháo lắp máy nén khí công nghiệp

4 Tháng Mười, 2022

Tháo lắp máy nén khí công nghiệp là công việc vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự am hiểu cũng như tay nghề kỹ thuật cao. Vậy tháo lắp thế nào cho đúng kỹ thuật, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn chi tiết các thao tác tháo dỡ máy nén khí

Yêu cầu kỹ thuật khi tháo lắp máy nén khí piston

Yếu tố kỹ thuật tác động trực tiếp tới công suất cũng như khả năng tiêu thụ nhiên liệu của toàn hệ thống, do đó chúng ta cần đặc biệt chú ý để đảm bảo hệ thống vận hành hiệu quả và ổn định. Theo đó, người dùng cần lưu ý một số yêu cầu kỹ thuật sau:

  • Phải rút thật kỹ toàn bộ môi chất trong máy nén khí, nhằm ngăn ngừa ngừa nguy cơ các bộ phận của máy bị ăn mòn hay xuống cấp.
  • Các bề mặt ma sát không để tiếp xúc với mặt đất nhằm tránh những nguy cơ hư hỏng, trầy xước.
  • Đối với hệ thống lạnh, người dùng cần thực hiện đánh dấu trên đỉnh piston để dễ nhận biết, đồng thời đảm bảo piston và xilanh tương thích với nhau.
  • Đảm bảo áp suất trong máy nén khí luôn bằng với áp suất khí quyển để hạn chế tối đa những sự cố cháy nổ do áp suất quá cao hay quá thấp.
  • Trước khi tháo bộ đệm khí ra khỏi máy nén khí, cần tháo nắp cụm bịt kín cổ trục, đồng nghĩa với việc vận 6 chiếc bulong ra.
  • Khi tháo thanh truyền, nên đánh dấu vị trí của 2 tấm bạc lót để thuận tiện cho việc lắp đặt sau này.
  • Sử dụng kìm chuyên dụng để tháo xéc măng nhằm giảm nguy cơ linh kiện bị gãy.

Những lưu ý kỹ thuật và an toàn khi thực hiện

Yêu cầu an toàn khi tháo lắp thiết bị

Những yêu cầu an toàn khi tháo lắp cũng cần được chú ý nhằm giữ an toàn cho máy móc cũng như chính bản thân người sử dụng:

  • Ngắt tất cả các nguồn sản xuất điện tác động để tránh các sự cố giật điện khi sửa chữa.
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực tháo dỡ và lắp ráp, đồng thời đảm bảo khu vực này luôn được khô ráo, thoáng mát, tránh để bụi bẩn hoặc sinh vật lạ bên ngoài xâm nhập vào làm ảnh hưởng tới những hoạt động sau này trong quá trình vận hành.
  • Cần có trên 2 người thực hiện tháo dỡ máy để kịp thời ứng phó với những sự cố nguy hiểm phát sinh.
  • Để máy nguội hoàn toàn trước khi thực hiện tháo rời, nhằm ngăn chặn nguy cơ bị nóng, bỏng khi chạm vào thiết bị.

Quy trình tháo lắp máy nén khí

Quy trình tháo lắp máy nén khí sẽ được tiến hành theo trình tự sau đây:

Tháo đường nước làm mát

Các hệ thống làm lạnh công nghiệp thông thường sẽ được làm mát bằng nước, cho nên sẽ luôn được thiết kế mộ đường ống để cung cấp nước làm mát. Đây là bộ phận kết nối máy nén khí với hệ thống chung, nên cần được xử lý phần được ống để tách biệt máy hoàn toàn với nguồn.

Theo đó, chúng ta sẽ thực hiện đóng van chặn, đảm bảo máy bơm không hoạt động trước khi tiến hành tháo đường ống. Bên cạnh đó, đường nước làm máy cần được đóng và cô lập hoàn toàn với máy nén trong bất cứ trường hợp nào.

Khi dừng máy, nước trong đường ống và các áo nước vẫn còn nên cần chú ý tránh để nước chảy tràn ra quá nhiều. Đối với máy nén khí sử dụng đường ống nhựa, chúng ta chỉ cần vặn lỏng các đai ốc giữ ống là có thể tháo ra. Tuy nhiên với những model máy nén khí đặc biệt dùng cho tàu thủy, hệ thống đường ống thường được làm bằng sắt và kết nối với nhau bằng mặt bích, nên cần tháo các mặt bích này ra trước mới có thể tháo đường ống dẫn nước làm mát.

Tháo đường nước làm mát

Tháo bộ phận cơ cấu truyền động của máy nén khí

Khi tháo rời máy nén khí, chúng ta có thể tháo cơ cấu truyền động trước hoặc đồng thời với việc tháo tháo dầu. Trường hợp sử dụng hệ thống amoniac, cơ cấu truyền động sẽ được tháo độc lập với gas và dầu để hạn chế việc bốc mùi khó chịu. Các công đoạn được thực hiện:

  • Tháo lần lượt các sợi dây curoa.
  • Tắt công tắc điện trước khi tháo dầu.
  • Tháo và xả hết toàn bộ nước trong áo nước.
  • Mở dây belt, nới lỏng và tháo puly lẫn khớp nối.
  • Tháo puly.

Tháo nắp máy nén khí

Sau khi đã xử lý xong các bộ phận bên ngoài, tiến hành mở nắp máy để tháo rời các chi tiết phía trong. Thông thường, phần nắp máy được thiết kế khá cồng kềnh, trọng lượng lớn, số lượng bulong khá nhiều nên cần xác định và đánh dấu các vị trí để thực hiện nhanh chóng hơn. Nắp máy cũng sẽ được thiết kế nghiêng, chịu tác động của lực đẩy lò xo giảm xung nên người thực hiện cần nắm vững các thao tác, đồng thời thực hiện cẩn thận để tránh nguy cơ mất an toàn. Sử dụng bulong hãm để giữ an toàn tối đa trong quá trình tháo nắp.

Hệ thống máy nén khí thường có nhiều nắp, mỗi nắp có thể có hình dạng và kích thước tương tự như những thiết kế đường nước lại khác nhau, nên tuyệt đối không được lắp sai vị trí. Với các model máy nén khí lớn (Mycom moden WB), chúng ta thay 2 buong đối xứng bằng 2 bulong dài, sau đó tháo lỏng các bulong khác. Cuối cùng, tháo lỏng từ từ 2 bulong dài để lò xo giảm xung giãn ra từ từ, sau đó mới tháo nắp ra.

Nếu khi nới lỏng cả 2 bulong, phần đệm nối liền thân và nắp máy không tự động bung ra, chúng ta có thể dùng vồ gõ vào bên nắp máy hoặc lấy tuốc nơ vít/đục dẹp cậy ra nhẹ nhàng để không làm hỏng miếng đệm.

Tháo nắp máy

Tháo lò xo giảm xung

Lò xo giảm xung sẽ ép giữ mặt sau nắp máy và cụm van xả, được định vị bằng ổ đỡ vòng cách. Việc tháo bộ phận này có thể thực hiện đơn giản bằng tay. Trong khi tháo, cần tránh than bám ở cụm van xả rơi vào trong xilanh.

Tháo cụm van xả

Cụm van xả được giữ ở máy bằng cái dẫn vòng cách (cage guide). Ta chỉ cần nhắc bộ phận này lên là có thể tháo van ra dễ dàng.

  • Tháo những phần không có bulong và các chi tiết đai ốc hãm (có thể sử dụng búa và một miếng gỗ lót để tránh làm trầy mặt ổ tựa).
  • Kéo bulong ra.
  • Sau khi báo lulong, ổ tựa van xả, van xả và lò xo sẽ tự động rời ra.

Đối với các thiết bị máy nén khí 1 cấp, 2 cấp sử dụng gas freon, cụm van xả không cần tháo rời từng bộ phận. Nhưng đối với máy nén khí amoniac 2 tầm nén thường sẽ phải tháo rời bộ phận này để thay thế và sửa chữa.

Tháo cụm van hút

Khi tháo cụm van hút, chú ý không để gãy hoặc làm rơi lò xo bắt trong lỗ đế van, đồng thời bảo quản chúng cẩn thận. Các thao tác bao gồm:

  • Nới lỏng và tháo các bulong.
  • Tháo dẫn vòng cách và đế van.

Bộ tải và giảm tải

  • Tháo đường ống dầu.
  • Gỡ các dây điện nối vào van điện tử.
  • Tháo nắp piston giảm tải và van điện tử.
  • Dùng bulong vòng để kéo piston giảm tải ra, lấy ngón tay để piston lại và buông nhanh để piston được đẩy bằng lực lò xo.
  • Lôi cần đẩy ra ngoài.
  • Lắp lại cần đẩy theo vị trí ban đầu.

Lưu ý không nên tách rời bulong và thanh giảm tải vì không liên quan đến những công đoạn sửa chữa tiếp theo. Đánh số các xilanh theo thứ tự từng cặp để khi lắp đúng với vị trí.

Tháo bộ tải và giảm tải

Tháo bộ tản nhiệt dầu

Bộ tản nhiệt dầu thông thường sẽ được bắt bằng 4 bulong nằm phía bên phải và bên trái. Chúng ta sẽ tiến hành tháo những bulong này, kéo sao cho bộ tản nhiệt dầu nghiêng rồi lấy ra khỏi rãnh. Vệ sinh ốc xoắn, nhất là đối với những máy làm mát bằng nước. Ngược lại đối với dầu máy freon (làm mát bằng gas) thì không cần bộ phận này.

Việc tháo lắp máy nén khí cần được thực hiện theo thứ tự tháo rời sau:

  • Tháo đường ống dầu và bulong.
  • Tháo lỏng bulong và đai ốc.
  • Lôi ống xoắn dẫn dầu ra cùng với mặt bích.

Xử lý phần nắp lỗ nhòm

  • Tháo đường ống dầu, ống quấn bình áp suất nếu máy có hệ thống cấp dịch tự động.
  • Giữ lại 1 con ốc chính giữa phía trên để hãm.
  • Nới lỏng bulong, bóc miếng đệm rồi mới tháo hẳn bulong ra.

Tháo piston và sơ mi xilanh

Đối với mọi loại máy nén khí piston, đầu lớn thanh truyền thường lớn hơn đường kính bên trong sơ mi xilanh, nên cần lấy cả 2 bộ phận này khỏi máy. Theo đó, người thực hiện cần giữ thanh truyền, thực hiện tháo bulong và từng đai ốc. Trong quá trình tháo, cần đảm bảo đuôi thanh truyền luôn phải quay trục khuỷu vào vị trí thuận tiện cho việc thao tác. Nếu khi thực hiện xilanh trồi lên cần đề xuống, tránh làm bạc dầu tuổi khỏi xilanh và phần dưới piston làm gãy bạc.

Tháo vòng lót sau khi đã tháo hết các đai ốc.

Xoáy bulong vào lỗ trên đỉnh piston.

Xoay trục khuỷu đến khi piston hạ về vị trí thấp nhất.

Tháo đai ốc của bulong thanh truyền.

Nhấc sơ mi xilanh và piston ra khỏi máy. Có thể sử dụng miếng gỗ gõ vào đầu dưới và dùng dây thép quấn vào để kéo ra nếu sơ mi quá chặt, đồng thời tránh để vòng giăng bị tuột ra khỏi xilanh.

Đặt úp mặt xilanh xuống dưới để tránh bị trầy. Đầu piston để quay xuống đất, lấy miếng gỗ gõ chốt piston và cẩn thận rút ra.

Tháo piston

Bạc hơi và bạc dầu

Các găng bạc chỉ nên tháo ra khi cần thay thế.

Tháo đệm kín

Đệm kín trong máy nén khí có cấu trúc tương đối phức tạp, bao gồm nhiều chi tiết tham gia vào nhiều loại chuyển động khác nhau. Do đó cần đặc biệt cẩn trọng khi thực hiện tháo lắp bộ phận này.

Đầu tiên, tháo hết toàn bộ bọng chứa dầu. Giữ 2 bulong giữ nắp ở vị trí đối xứng, đồng thời tháo toàn bộ những bulong còn lại. Dần dần tháo nắp và đặt lên 1 khay đựng để hứng dầu đọng. Để tránh làm hỏng tấm jacket, có thể sử dụng thêm bulong cảo.

  • Tháo vành bịt trục

Khi cơ cấu máy ở dạng kín, tiến hành tháo các đai ốc hãm. Sử dụng rãnh cỡ chu vi bên ngoài (không sử dụng tuốc nơ vít) để kéo vành bịt trục ra. Trường hợp vòng đệm của vành bịt trục bám chặt vào cốt máy không thể tháo ra theo cách bình thường, có thể đóng mạch để lấy vành ra theo ý muốn.

  • Tháo bạc si túc

Bạc si túc được bao kín với 1 vòng đệm cao su. Thực hiện tháo đều tay ở tất cả các phía. Dùng tay nhấn xuống để kiểm tra, nếu bạc si túc lún đều và có độ đàn hồi thì việc thực hiện tháo máy vô cùng đơn giản. Ngược lại nếu bộ phận này bị lão hóa, độ co giãn giảm, lò xo không cùng thì việc tháo lắp sẽ gặp nhiều trở ngại, khó khăn.

  • Ổ chặn

Chúng ta có thể thực hiện tháo ổ chặn tương tự như tháo nắp máy. Nếu không có bulong kép, có thể sử dụng tuốc nơ vít nạy đều để thực hiện.

  • Ụ trục

Tháo các bulong và kéo ụ trục ra. Việc thực hiện này cần có 2 người giữ ụ trục vì bộ phận này khá nặng. Trong quá trình kéo giữ, ụ trục cần được đặt thẳng với trục khuỷu.

Tháo bơm dầu

Đánh dấu các mũi tên chỉ hướng quay để sau này có thể ráp lại đúng hướng.

Xoay bulong vòng vào 2 lỗ bulong rồi đẩy đều ra là có thể lấy bơm dầu.

Tuy nhiên, chỉ nên tháo cụm bơm khi cần thiết. Việc tháo bơm dầu đồng nghix với việc tháo kéo trục.

Trục khuỷu

Đối với trục 2 ổ đỡ và 3 ổ đỡ sẽ có cách thực hiện khác nhau.

  • Trục 2 ổ đỡ

Có thể lấy 1 khúc gỗ cho vào lỗ ống nhòm để giữ cố định 1 phần, sau đó kéo từ từ ra theo phương thẳng. Cần lưu ý để tránh làm trầy mặt trục.

  • Trục 3 ổ đỡ

Các máy nén khí 3 ổ đỡ cần phải tháo trục chính trước, sau đó tháo trục khuỷu sau. Tiếp tục vặn nút xả dầu, tháo bulong và lấy cụm bơm dầu ra. Dùng chìa vặn đai ốc của chốt côn, giữ đỡ trục trung gian và trục khuỷu. Lấy một khúc gỗ để đẩy trục khuỷu ra.

tháo lắp máy nén khí công nghiệp

Tháo phần trục khuỷu máy nén

Ụ trục chính

Phương pháp tháo tương tự ụ trục thông thường.

Bộ lọc

  • Tháo phin lọc cặn: tháo bích phía dưới phin, dùng thau hứng dầu bên trong chảy ra.
  • Lọc hút: tháo bulong, lấy lò xo ra rồi đến bộ lọc hút.
  • Bộ lọc dầu: mở nắp lỗ nhòm và lấy bộ lọc ra dễ dàng.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết nhất về cách tháo lắp máy nén khí piston, được tham bởi tài liệu “Vận hành, sửa chữa và lắp đặt máy lạnh công nghiệp” của thạc sĩ Lê Văn Khẩn, mong rằng giúp bạn trong quá trình sử dụng và vệ sinh máy.