Trầm cảm là gì? Kiến thức về trầm cảm bạn nên biết

23 Tháng Tám, 2022
Rối loạn lo âu trầm cảm là gì

Bạn đã nghe nhiều về bệnh trầm cảm nhưng chưa rõ căn bệnh này nguy hiểm thế nào? Nguyên nhân, cách điều trị trầm cảm như thế nào? Làm thế nào để phát hiện bệnh này ngay từ đầu? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin về bệnh trầm cảm.

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng về rối loạn cảm xúc gây cảm giác buồn chán, mất động lực trong khoảng thời gian dài. Bệnh trầm cảm ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc, hành vi và tư duy người bệnh; có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác cả về thể chất lẫn tinh thần.

Trầm cảm là gì

Tìm hiểu về bệnh trầm cảm

Những cảm xúc mệt mỏi, tiêu cực kéo dài có thể gây khó khăn trong cuộc sống và công việc; dễ làm rạn nứt các mối quan hệ người thân, bạn bè và gia đình. Thậm chí nguy hiểm hơn là nguy cơ dẫn đến ý định muốn tự tử.

Bệnh hưng trầm cảm là gì?

Bệnh hưng trầm cảm hay còn được gọi là rối loạn lưỡng cực, rối loạn hưng- trầm cảm. Đây là một tình trạng về tâm thần thay đổi bất thường khiến tâm trạng có thể đột ngột bị hưng cảm (kích động, tăng động) hoặc trầm cảm.

Bệnh hưng trầm cảm là gì

Bệnh hưng trầm cảm – Rối loạn lưỡng cực

Khi bệnh nhân cảm thấy buồn bã, chán nản họ có thể thấy tuyệt vọng, dần mất hứng thú trong các hoạt động cuộc sống. Hoặc khi tâm trạng họ thay đổi theo hướng khác thì họ cảm thấy hưng phấn và năng lượng. Trạng thái thay đổi đột ngột về tâm lý này thường xuất hiện khoảng vài lần trong một năm; hoặc thậm chí nặng hơn là vài lần  trong một tuần.

Thực trạng về bệnh trầm cảm hiện nay như thế nào?

Hiện nay, trầm cảm là một căn bệnh phổ biến. Thực tế các nghiên cứu cho biết có đến 15% dân số bị mắc chứng bệnh này trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời.

Tỷ lệ đối tượng dưới 20 tuổi đang có xu hướng tăng lên. Đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Theo đó, nguyên nhân được chỉ ra là do sử dụng, lạm dụng rượu bia và các chất kích thích ngày càng tăng cao.

Bên cạnh đó, tỷ lệ trầm cảm của nữ giới nhiều hơn so với nam giới, nhất là những người có mối quan hệ xã hội kém, phụ nữ vừa mới sinh con, đã ly dị hoặc độc thân.

Với sự phổ biến và xu hướng ngày càng gia tăng, mỗi người cũng đều cần tự trang bị cho bản thân kiến thức về bệnh trầm cảm. Từ đó có thể xử lý khi chính mình hoặc những người thân, bạn bè xung quanh mắc bệnh.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh trầm cảm là điều rất quan trọng và cần thiết. Kiến thức này sẽ giúp bệnh nhân được can thiệp, điều trị kịp thời. Hạn chế được tối đa những hậu quả mà bệnh gây ra cả về sức khỏe, tinh thần lẫn tính mạng. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những dấu hiệu bệnh trầm cảm mà bạn nên biết:

 

Rối loạn trầm cảm là gì

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Cơ thể suy nhược

Trầm cảm khiến tinh thần người bệnh rơi vào trạng thái tiêu cực với hàng loạt cảm xúc xấu như đau khổ, buồn bã, chán nản, vô vọng, bực tức, khóc lóc nhiều nhưng không rõ được lý do. Bản thân người bệnh cũng dễ buồn chán hơn, nhạy cảm hơn khi cảm thấy mình không được chú ý, bị bỏ rơi, không quan tâm.

Tất cả các vấn đề về tinh thần này đều dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, suy nhược kéo dài.

Hoảng hốt

Đây là một trong những dấu hiệu rất dễ nhận biết của người trầm cảm. Theo đó, họ rất khó kiểm soát được cảm xúc bản thân. Thường cảm thấy hoảng hốt một cách bất thường ngay cả với những điều vốn rất tự nhiên, thân thuộc xảy ra hàng ngày.

Khi rơi vào trong trạng thái này, người bệnh trầm cảm rất khó lấy lại được sự bình tĩnh. Do đó, cách tốt nhất là cần hạn chế, tránh gặp phải những tình huống, vấn đề gây kích thích tinh thần lớn.

Thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng

Dấu hiệu thường xuyên cảm thấy căng thẳng có thể do đang bị trầm cảm. Đây cũng chính là nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra dẫn đến chứng bệnh này. Loại căng thẳng này không thể điều trị bằng các loại thuốc an thần. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc khác ít tính phụ thuộc hơn.

 Cảm giác bị ám ảnh

Người mắc chứng bệnh trầm cảm thường hay có cảm giác bị ám ảnh về một số hành động, vấn đề cụ thể. Nguyên nhân có thể là do gây ra nỗi sợ hoặc cú sốc tâm lý lớn nào đó. Đôi khi trạng thái ám ảnh này có thể gây cảm giác tội lỗi cho người bệnh, cần nhờ đến sự hỗ trợ kịp thời của bác sĩ tâm lý.

Rối loạn về giấc ngủ

Bệnh trầm cảm có thể khiến giấc ngủ bị rối loạn. Người bệnh sẽ rất khó để đi vào giấc ngủ, thường hoặc hay bị thức giấc, tỉnh giấc giữa đêm và rất khó để ngủ lại được. Một số người thì thường gặp phải các cơn ác mộng khiến họ tỉnh giấc, rơi vào trạng thái thiếu ngủ.

Mất tập trung

Mất tập trung cũng là một trong những triệu chứng, dấu hiệu thường gặp ở người bị trầm cảm mà không ít người thường bỏ qua. Bệnh nhân rất khó tập trung để làm một việc nào đó. Họ cảm thấy trí nhớ kém mà không thể sắp xếp suy nghĩ được logic.

Vấn đề về tình dục

Trầm cảm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tình dục người bệnh. Họ cảm thấy không còn cảm giác, không hứng thú trong chuyện chăn gối. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình.

Ngoài những dấu hiệu thường gặp trên, người mắc trầm cảm còn có thể gặp các vấn đề về rối loạn khác như tâm trạng thất thường buồn bã, ăn rất nhiều hoặc chán ăn, thay đổi khẩu vị, giảm hoặc tăng cân nhanh, giảm hứng thú tham gia hoạt động, mệt mỏi, hay tự trách bản thân, thiếu năng lượng, hành động chậm chạp, hay nghĩ đến cái chết, kết liễu cuộc đời…

Nguyên nhân bệnh trầm cảm là gì?

Rối loạn lo âu trầm cảm là gì

Nguyên nhân của bệnh trầm cảm do nhiều nguyên nhân chưa xác định được

Bệnh trầm cảm hay còn được gọi là rối loạn. Sở dĩ, bệnh không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Các chuyên gia chỉ có thể xác định được các yếu tố nguy cơ, tức là cá nhân đó đã trải qua những vấn đề này thì nguy cơ mắc trầm cảm sẽ cao hơn so với những đối tượng khác. Các nguy cơ của trầm cảm có thể kể đến gồm:

  • Do chấn thương hoặc bệnh lý: Người bệnh có tiền sử mắc các vấn đề, bệnh về não như u não, viêm não, chấn thương sọ não dễ mắc trầm cảm hơn do cấu trúc não bị tổn thương.
  • Sử dụng các chất kích thích: Người bệnh dễ xảy ra tình trạng trầm cảm nếu có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích làm tổn hại đến thần kinh như ma túy, đá, ke, bóng cười,…
  • Trầm cảm do mệt mỏi, căng thẳng kéo dài: Công việc áp lực, gia đình áp lực, môi trường sống, làm việc, học tập căng thẳng.
  • Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân: Nguyên nhân bệnh trầm cảm này xảy ra bởi rối loạn hoạt động các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ như Serotonin, Noradrenaline… Nhìn chung gồm các yếu tố liên quan các nhóm sinh học di chuyển, thay đổi chất dẫn truyền ở não, môi trường mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, thiếu nguồn lực xã hội, tâm lý… đều có thể là những nguyên nhân góp phần làm tăng nguy cơ bị bệnh trầm cảm.

Các mức độ của bệnh trầm cảm

Rối loạn trầm cảm có mấy giai đoạn? Các giai đoạn của bệnh trầm cảm được phân loại dựa vào các yếu tố như: Triệu chứng cá nhân gặp phải, mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện.

Một số bệnh trầm cảm nhất định có thể tăng đột biến về mức độ nghiêm trọng các triệu chứng. Về cơ bản, các giai đoạn của bệnh trầm cảm như sau:

Trầm cảm nhẹ – Trầm cảm cấp độ 1 (giai đoạn 1)

Trầm cảm nhẹ chưa quá nguy hiểm nhưng cần can thiệp kịp thời

Trầm cảm nhẹ chưa quá nguy hiểm nhưng cần can thiệp kịp thời

Ở giai đoạn nhẹ, trầm cảm thường có biểu hiện là có cảm giác buồn bã, chán nản tạm thời. Những triệu chứng này có thể xảy ra nhiều ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động bình thường trong cuộc sống, sinh hoạt. Một số triệu chứng của trầm cảm nhẹ bao gồm:

  • Thường xuyên khó chịu, cáu gắt, giận dỗi.
  • Cảm giác tội lỗi, tự ti, bất lực, tuyệt vọng.
  • Mất hứng thú với các hoạt động, sở thích trước đây.
  • Khó tập trung trong mọi việc.
  • Ngại giao tiếp, không muốn tiếp xúc, giao tiếp với người khác.
  • Mất ngủ, buồn ngủ vào ban ngày.
  • Thay đổi cân nặng, thay đổi cảm giác thèm ăn.

Về mặt tâm lý, những triệu chứng chung ở giai đoạn trầm cảm này thường nhẹ và ít được chú ý. Đặc biệt, người mắc trầm cảm còn có cảm thấy những triệu chứng mặt thực thể như: đau khớp, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, khó thở, hồi hộp, mệt tim… Điều này khiến họ có thể nghĩ rằng mình mắc bệnh gì đó nhưng lại không tìm ra được nguyên nhân.

Trong giai đoạn trầm cảm nhẹ người bệnh có thể kiểm soát mà không cần dùng đến thuốc. Đó là sử dụng các biện pháp như điều chỉnh lại lối sống, xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao, sử dụng men vi sinh chống trầm cảm, các sản phẩm hỗ trợ rối loạn trầm cảm như thảo dược.

Tuy nhiên, nếu trầm cảm cấp độ 1 không được can thiệp sẽ không thể tự biến mất, có thể tiến triển thành các cấp độ nặng hơn.

Nếu các triệu chứng bên trên kéo dài, xuất hiện trung bình 4 ngày/ tuần liên tục trong 2 năm thì có thể bạn đang mắc phải chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng. Trong trường hợp này, bạn cần nhanh chóng khám bác sĩ chuyên khoa về sức khỏe tâm thần.

Trầm cảm vừa – Trầm cảm giai đoạn 2 (cấp độ 2)

Giai đoạn 2 của bệnh trầm cảm được phát triển từ giai đoạn 1. Trầm cảm vừa cũng có những biểu hiện tương tự của bệnh trầm cảm nhẹ, nhưng ở mức độ nặng hơn. Bên cạnh đó, trầm cảm ở giai đoạn 2 còn có thể gây ra những vấn đề như sau:

  • Dễ bị tổn thương lòng tự trọng
  • Bị giảm khả năng làm việc
  • Cảm thấy bản thân không còn giá trị
  • Nhạy cảm, hay suy nghĩ thái quá, linh tinh.

Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa trầm cảm vừa với trầm cảm nhẹ là triệu chứng của bệnh đã đủ nghiêm trọng gây ra những vấn đề trong công việc, cuộc sống cũng như khả năng chăm sóc cho gia đình và giao tiếp trong xã hội. Vậy nên, trầm cảm vừa cũng dễ chẩn đoán hơn.

Khi xác định được mắc bệnh trầm cảm giai đoạn vừa, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng bằng các liệu pháp tâm lý hoặc dùng thuốc chống trầm cảm.

Trầm cảm nặng không kèm loạn thần

Trầm cảm nặng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, cuộc sống người mắc

Trầm cảm nặng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, cuộc sống người mắc

Đây là giai đoạn trầm cảm có nhiều ảnh hưởng nguy hiểm. Trầm cảm nặng không kèm theo dấu hiệu loạn thần. Trầm cảm nặng có nhiều triệu chứng đáng chú ý và nghiêm trọng, thậm chí người thân, bạn bè cũng có thể phát hiện ra. Bao gồm các biểu hiện như sau:

  • Buồn bã, mệt mỏi kéo dài.
  • Chậm chạp, dễ kích động.
  • Mất tự tin.
  • Cảm thấy bản thân vô dụng, thấy có lỗi.
  • Tự tổn thương chính bản thân mình và mọi người xung quanh.
  • Thường xuyên có suy nghĩ muốn tự tử, thực hiện các hành vi tự tử.

Triệu chứng của cơ thể cũng thường xuyên xuất hiện trong giai đoạn trầm cảm này. Bệnh nhân thường có cả những triệu chứng điển hình của giai đoạn nhẹ, vừa. Thời gian xuất hiện các triệu chứng theo kéo dài ít nhất là 2 tuần, ít có khả năng hoạt động trong xã hội, nghề nghiệp và các công việc trong gia đình.

Giai đoạn bệnh trầm cảm nặng kèm loạn thần

Bệnh nhân trầm cảm có kèm theo các triệu chứng như xuất hiện ảo giác, thường xuyên hoang tưởng, tưởng tượng ra những vấn đề linh tinh, mơ hồ, không có thực.

Trầm cảm nặng hoặc trầm cảm kèm loạn thần cần có can thiệp y tế kịp thời, càng sớm càng tốt. Khi có các biểu hiện bị loạn thần, hành vi tự làm tổn thương chính bản thân, ý nghĩa tự sát, người bệnh cần được các bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần thăm khám ngay lập tức. Trầm cảm nặng bác sĩ có thể sử dụng thuốc hoặc phối hợp tâm lý trị liệu, sốc điện để giúp người bệnh kịp thời thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

Bên cạnh những giai đoạn trầm cảm trên, người ta có phát hiện ra một dạng trầm cảm khác là trầm cảm ẩn. Những triệu chứng này không rõ ràng, có các triệu chứng cụt, rất khó chẩn đoán như chán nản, căng thẳng, buồn bực, thêm triệu chứng mệt mỏi, buồn bã dai dẳng….

Ngoài ra, khi được điều trị bệnh trầm cảm, người bệnh còn có thể được phân loại vào giai đoạn trầm cảm khác là giai đoạn lui bệnh. Cụ thể, lui bệnh hoàn toàn (tất cả triệu chứng bệnh đã hết) hoặc lui bệnh một phần (bệnh nhân chỉ còn vài triệu chứng và không đủ để chẩn đoán đó là rối loạn trầm cảm).

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất mà chúng tôi đã tổng hợp và muốn chia sẻ đến bạn về bệnh trầm cảm, trầm cảm là gì?. Bài viết sẽ là nguồn thông tin cực hữu ích mà bạn nên biết trước sự nguy hiểm của căn bệnh này. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt!