Trộm vía, câu cửa miệng đã quá quen thuộc được mọi người dùng để khen một đứa trẻ hoặc một điều nào đó. Bạn đã thực sự hiểu trộm vía có nghĩa là gì? Hàm ý của cụm từ này là gì? Bài viết dưới đây sẽ là những thông tin rất hữu ích giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này.
Trộm vía có nghĩa là gì?
Trộm vía có nghĩa là gì? Chúng ta vẫn hay sử dụng từ này trước mỗi câu khi muốn khen một đứa trẻ. Ví dụ: “trộm vía, bé đáng yêu quá”; hay khen ai đó sở hữu làn da đẹp “ trộm vía, da đẹp thế”.
Trộm vía có nghĩa là gì?
Dường như, cụm từ này đã trở thành thói quen rộng rãi, đi vào đời sống giao tiếp của người Việt.
Cụm từ này mang đậm nét văn hóa tâm linh, thể hiện bản sắc người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung. Dưới đây là những ý nghĩa của từ trộm vía mà có thể bạn chưa biết đến.
Trộm vía theo quan niệm dân gian
Thực tế, cụm từ trộm vía được người miền Bắc sử dụng nhiều hơn. Nó mang lối nói đậm nét văn hóa Á Đông và tín ngưỡng tâm lý của người Việt. Trộm vía được sử dụng cho mục đích khen những đứa trẻ với hàm ý muốn nói bé bụ bẫm, đáng yêu, ngoan hiền là do được các đấng thần linh và tổ tiên phù hộ độ trì.
Theo câu chuyện biểu tượng Evil eye (Mắt ác)
Trên phương diện nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại, người ta đã tìm thấy trong Kinh Thánh, Hồi Giáo Evil eye (mắt ác) được tin như lời nguyền gieo rắc những điềm xấu như thương tích, xui xẻo… Không cần đến thần dược phức tạp, lời nguyền này có thể xảy ra hoàn toàn một cách cố ý hoặc vô tình.
Cụ thể, khi có một ai đó không ngừng tán dương, khen ngợi bạn nhưng trong thâm tâm họ thực chất chỉ toàn là sự đố kỵ, ganh ghét thì có thể bạn sẽ phải trải nghiệm phản ứng ngược cho những điều tốt đẹp mà bạn đang có.
Để tránh được những hậu quả nghiêm trọng này, người xưa đã tạo ra biểu tượng trùng tên là hình con mắt có màu xanh dương. Nó được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằm mang lại năng lượng tích cực của sự bình an và hộ vệ.
Thực ra, người Việt cũng biết về điềm xấu, không tốt này nên chúng ta vẫn thường hay có từ “trộm vía” theo sau mỗi lời khen. Từ này được sử dụng phổ biến hơn trong văn hóa giao tiếp, nhất là khi họ muốn khen trẻ em nhưng sợ nó quấy khóc hoặc dễ bị ốm.
Từ trộm vía có nguồn gốc từ đâu?
Theo quan điểm nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, sở dĩ chúng ta thường sử dụng từ “trộm vía” chứ không phải “trộm hồn” vì chữ “vía” và “hồn” là một cách đọc khác của từ “hồn phách” trong tiếng Hán cổ.
Nguồn gốc trộm vía từ đâu bạn có biết?
Ngoài ra, người xưa cũng quan niệm con trai thì có ba hồn bảy vía còn con gái sẽ có ba hồn chín vía. Ở đây, vía được hiểu là năng lượng, tinh thần. Mà chính nhờ năng lượng đó mới giúp người ta sống được khỏe mạnh.
Khi bất kỳ một vía nào đó bị phạm cũng đều khiến cơ thể bị đau yếu. Người Việt còn tin rằng, từ những tác động bên ngoài vào mũi, miệng, mắt khiến vía dễ bị lay động và có thể dẫn đến bệnh tật. Ví dụ: “Trộm vía bé khỏe quá”; “ trộm vía bé xinh quá” hay “trộm vía bé ngoan quá”… Những câu khen này sẽ bị ngược lại nếu như người nói quên mất việc sử dụng thêm cụm từ “trộm vía”.
Vậy nên, trộm vía được coi như một lời xin phép thần linh, xin phép thánh thần cho những đứa bé luôn mạnh khỏe.
Cha ông ta cũng quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Đối với trẻ nhỏ, vía còn rất yếu nên cần được bảo vệ và gìn giữ. Vậy nên, trước khi khen trẻ, người lớn cần xin phép thần linh trước. Đây được coi như một lời xin phép bởi ngộ nhỡ ai có vía dữ dằn khen bé cũng chẳng sợ át vía bé, làm bé sợ hãi và quấy khóc.
Bên cạnh đó, cũng có một số người giải thích rằng do ma quỷ vẫn luôn ghen ghét với con người nên thỉnh thoảng đến để quấy phá những đứa trẻ ngoan. Cũng chính vì thế nên ngày xưa mọi người thường đặt tên con thật xấu. Như vậy, ma quỷ sẽ đỡ nhòm ngó và con cũng dễ nuôi, khỏe mạnh hơn.
Cách dùng từ trộm vía ở các vùng miền
Không chỉ ở người miền Bắc, người miền Nam hay miền Trung cũng có những cách để khen ngợi trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mỗi vùng sẽ có cách khen khác nhau.
Cách dùng trộm vía ở các vùng miền
Chẳng hạn như, người miền Bắc thường dùng kèm từ “trộm vía” với các câu như:
- Trộm vía em bụ bẫm quá.
- Trộm vía mi bé cong quá.
- Trộm vía bé háu ăn thế.
- Trộm vía bé đẹp trai quá.
- Trộm vía bé dễ thương quá.
Khác với cách khen người miền Bắc, người miền Nam và miền Trung ít sử dụng từ “trộm vía”, thay vào đó họ thường khen đứa bé bằng cách nói ngược. Ví dụ như:
- Bé con da “đen” quá.
- Bé con nhìn “ghét” ghê.
- Tướng ngủ “xấu” quá con.
Hàm ý của những câu nói này đều mang ý nghĩa muốn khen đứa bé đó trắng trẻo, đáng yêu, ngoan hiền…
Thực tế, hiện nay cụm từ “trộm vía” được nhiều người sử dụng như một thói quen. Tuy vẫn chưa có bất kỳ khoa học nào chứng minh được điều này có xảy ra hay không nếu muốn khen trẻ nhỏ thiếu từ “trộm vía”. Nhưng “có kiêng có lành”, vậy nên đây đã trở thành một tín ngưỡng của người Việt Nam.
Cách trộm vía trẻ sơ sinh như thế nào?
Nếu không may trẻ có hiện tượng phải vía thì các mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé. Thực tế, các bà, các mẹ ta đã có rất nhiều cách trộm vía trẻ sơ sinh ngoan ngoãn trở lại:
Cách trộm vía trẻ sơ sinh cho bé ngoan ngoãn, không quấy khóc
Đốt hạt bồ kết
Nhiều gia đình khi chuẩn bị đưa bé về nhà thường sẽ đốt một ít bồ kết để trộm vía cho con, cháu mình. Theo đó, gia đình cần chuẩn bị một vài trái bồ kết, một chậu than nhỏ rồi đốt. Chờ khi mùi bồ kết lan tỏa được vào khắp phòng khoảng 5 phút để xua đuổi vía xấu, vía dữ rồi mới bế con vào.
Trong lúc chờ đợi để áp dụng cách này, mẹ nên cho bé con sang phòng khác để tránh khói than sẽ ám vào người, ảnh hưởng hệ hô hấp của con nhé.
Treo tỏi ở khu vực cửa ra vào
Quan niệm dân gian cha ông ta từ xưa cho rằng ma quỷ cực kỳ sợ tỏi. Vậy nên, mẹ cũng có thể treo, đặt tỏi trong người bé hoặc ở cửa ra vào để diệt trừ điều xấu. Cách này rất đơn giản, dễ làm mà còn được rất nhiều các bà, các mẹ áp dụng trong thời gian cữ tại nhà.
Treo cành dâu tươi
Một cách khác mà các gia đình có trẻ sơ sinh thường áp dụng là lấy cành dâu tươi rôi treo trước lối ra vào hoặc cửa phòng ngủ. Nếu con phải vía, quấy khóc nhiều thì mẹ có thể dùng ngay cành dâu đó để vụt vào không khí chỗ bé nằm. Thao tác nhiều lần cho tới khi bé con ngừng quấy khóc thì dừng lại.
Đặt kéo hoặc dao ở dưới nơi bé nằm
Đặt kéo, con dao dưới gối hay dưới chiếu không chỉ là cách trộm vía trẻ sơ sinh mà người lớn bị yếu bóng vía thường xuyên có thể áp dụng. Việc đặt kéo, dao dưới gối, giường, chiếu sẽ giúp con ngủ ngon hơn, không quấy khóc hay giật mình. Tuy nhiên, khi áp dụng cách này các mẹ tuyệt đối cẩn thận, lưu ý bọc chặt kéo, dao tránh gây nguy hiểm đến bé nhé.
Ý nghĩa khác của trộm vía trong cuộc sống thường ngày
Dưới đây là những ý nghĩa khác của từ trộm vía mà ắt hẳn bạn sẽ bắt gặp thường xuyên trong cuộc sống.
Trộm vía bỏ bụng là gì?
Cụm từ này rất được các mẹ bỉm sữa hoặc sắp bỉm sữa sử dụng. Một ví dụ để bạn dễ hình dung hơn như sau:
Trộm vía bỏ bụng
Chị gái bạn đang có bầu, vừa hay em bé của chị hàng xóm nhà bạn vừa mới sinh mà em bé đó khỏe khoắn, xinh xắn, má lúm mà ai nhìn cũng yêu. Chị gái bạn cũng mong bé sắp sinh được như vậy nên rất muốn “trộm vía bỏ bụng” để con của mình cũng đáng yêu, khỏe mạnh sau khi ra đời.
Trộm vía 2 vạch bỏ bụng là gì?
Không chỉ là niềm vui, những đứa con còn là tương lai các bậc cha mẹ. Vậy nên những cặp vợ chồng chưa có con vẫn cảm thấy có chút lo lắng và sốt ruột. Chính vì thế, rất nhiều chị em phụ nữ tranh thủ “xin vía” từ hội chị em “mắn đẻ”.
Xin vía 2 vạch ở đây là 2 vạch của que thử thai, nếu bạn kiểm tra bằng que thử thai mà thấy kết quả là 2 vạch rõ ràng thì bạn đã có em bé rồi.
Trộm vía da đẹp là gì?
Thực chất, trộm vía da đẹp cũng chỉ là một câu khen dành cho những bạn sở hữu làn da đẹp, khỏe và không bị mụn mà thôi.
Trộm vía có nghĩa là gì? Trên đây là giải đáp của chúng tôi về nguồn gốc, hàm ý cũng như cách sử dụng cụm từ này. Hy vọng, qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa của trộm vía có nghĩa là gì? để áp dụng vào thực tế tránh làm mất lòng ai nhé!